Đau đầu khi mang thai: 4 tình huống thường gặp và liệu pháp cải thiện cho mẹ

Thiên Khuê 2022-06-18 14:05
- Đau đầu khi mang thai là một cảm giác khó chịu phổ biến ở phụ nữ. Emdep sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa hiệu quả nhé.

Nguyên nhân đau đầu khi mang thai là gì?

Hầu như ai cũng thỉnh thoảng bị đau đầu và có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả tác nhân bên ngoài và những vấn đề ngay trong cơ thể bạn.

Đau đầu khi mang thai cũng do nhiều yếu tố tạo thành, đòi hỏi mẹ bầu có đủ khả năng phán đoán tình huống để kịp thời xử lý đúng cách. Những nguyên nhân sau đây có thể khiến bà bầu bị đau đầu:

Đau đầu khi mang thai: 4 tình huống thường gặp và liệu pháp cải thiện cho mẹ

  • Nhịn đói lâu
  • Nội tiết tố thay đổi
  • Ngưng hấp thụ caffeine
  • Đường huyết thấp
  • Cơ thể bị mất nước, rối loạn chất điện giải
  • Viêm xoang mãn tính
  • Sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều
  • Thiếu ngủ liên tục
  • Tâm lý căng thẳng
  • Cao huyết áp
  • Căng cơ do tư thế không phù hợp

Đau đầu khi mang thai: 4 tình huống thường gặp và liệu pháp cải thiện cho mẹ

Có thể thấy, nguyên nhân gây đau đầu ở phụ nữ mang thai cũng khá đa dạng. Dưới đây, chúng ta sẽ tập trung tìm hiểu vào 4 nguyên nhân phổ biến giúp mẹ bầu phòng ngừa tốt hơn nhé.

Đau đầu do ngưng hấp thụ Caffeine đột ngột

Caffeine là chất gây nghiện và dễ khiến bạn trở nên phụ thuộc vào nó nếu không kiểm soát tốt chế độ ăn uống hằng ngày. Và nếu bạn đột ngột ngưng thói quen này, đau đầu có thể tìm đến.

Phụ nữ có sở thích uống cà phê, soda hoặc thức uống có chứa Caffeine nếu khi dừng sử dụng khi mang thai cũng giống như bạn đang bắt đầu cai nghiện Caffeine. Điều này sẽ gây ra hiện tượng khó chịu, uể oải, run rẩy và đau đầu.

Trường hợp này không quá lo ngại. Cơ thể bạn sẽ thích nghi sau vài ngày. Bạn cũng có thể áp dụng những mẹo sau đây để cảm thấy dễ chịu hơn.

Đau đầu khi mang thai: 4 tình huống thường gặp và liệu pháp cải thiện cho mẹ

Cắt giảm lượng Caffeine từ từ

Không nên dừng hẳn các thức uống mà trước đây bạn đã sử dụng lâu dài. Hãy cắt giảm lượng Caffeine từ từ để cơ thể dễ thích nghi hơn. 

Bổ sung năng lượng

Nếu thấy mệt mỏi do thiếu năng lượng từ Caffeine, bạn có thể thay thế bằng thực phẩm lành mạnh khác, kết hợp vận động nhẹ nhàng để thúc đẩy quá trình trao đổi chất.

Uống đủ nước

Thay vì uống cà phê và đồ uống chứa Caffeine như trước đây, mẹ bầu nên thay thế bằng nước lọc, nước ép, rau quả tươi để cung cấp nước cho cơ thể.

Đau đầu khi mang thai: 4 tình huống thường gặp và liệu pháp cải thiện cho mẹ

Đảm bảo chất lượng giấc ngủ

Duy trì năng lượng cho cơ thể là cách chống lại những cơn đau đầu, uể oải. Vì vậy, bà bầu nên nghỉ ngơi đầy đủ, giúp cơ thể có thời gian phục hồi.

Đau đầu do dị ứng hoặc viêm xoang

Dị ứng hoặc nhiễm trùng xoang cũng là nguyên nhân gây đau đầu khi mang thai. Đặc biệt, bạn dễ đau ẩn ẩn ở vùng trán, xung quanh mắt, sống mũi, đôi khi còn kèm nghẹt mũi, sốt và chảy nước mũi.

Mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để được kê toa thuốc điều trị phù hợp và an toàn. Ngoài ra, bạn cũng có thể giảm bớt cơn đau đầu bằng những cách sau:

  • Hạn chế tiếp xúc các nguồn gây dị ứng
  • Uống nhiều nước
  • Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý để giảm chất nhầy
  • Ngủ đủ giấc
  • Không ngồi lâu và dán mắt vào màn hình điện tử quá nhiều

Đau đầu khi mang thai: 4 tình huống thường gặp và liệu pháp cải thiện cho mẹ

Đau đầu căng thẳng thần kinh

Lo lắng, căng thẳng hoặc những cảm xúc tiêu cực khi mang thai cũng khiến bà bầu đau đầu, khó chịu. Bạn dễ có cảm giác căng cứng quanh đầu, sau gáy và lan đến cả cổ. Thực hiện vài mẹo sau đây để cải thiện:

  • Chườm lạnh sau cổ
  • Đi lại nhẹ nhàng sau khi bạn ngồi một thời gian dài
  • Các bài tập yoga khi mang thai sẽ giúp bạn thư giãn hơn
  • Tắm nước ấm
  • Massage chân

Đau nửa đầu

Hiện tượng đau nửa đầu thường kèm buồn nôn, chóng mặt, thị lực giảm, nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh.

Đau đầu khi mang thai: 4 tình huống thường gặp và liệu pháp cải thiện cho mẹ

Nếu có thể xác định không phải do bệnh tật mà chủ yếu do tác nhân bên ngoài gây đau nửa đầu, bạn nên tránh những yếu tố sau:

  • Rượu và thức uống chứa cồn
  • Hấp thu quá nhiều Caffeine
  • Tâm lý căng thẳng
  • Lao động kiệt sức
  • Đèn trong phòng quá sáng

Ngoài ra, mẹ bầu có thể áp dụng thêm những mẹo sau để cải thiện cơn đau như:

  • Đảm bảo không gian nghỉ ngơi yên tĩnh, dùng đèn sáng nhẹ
  • Chườm lạnh ở trán
  • Xoa bóp, châm cứu
  • Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ nếu đau nửa đầu nghiêm trọng

Hy vọng bài viết sẽ giúp mẹ bầu dễ dàng xác định nguyên nhân và xử lý hiệu quả các tình trạng đau đầu khi mang thai, giúp bạn trải qua thai kỳ nhẹ nhàng khỏe mạnh.

Thiên Khuê (Theo Family)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Những đôi chân cực phẩm của showbiz Việt: Thanh Hằng đỉnh cao, Bích Phương - Bảo Anh không kém cạnh