Các tư thế cho bà bầu để có một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh
Tin liên quan
Các tư thế chuẩn cho bà bầu như đi, đứng, ngồi, nằm sẽ mang đến sự an toàn khi thai nhi to dần gây khó khăn trong việc di chuyển.
Cùng đọc bài viết dưới đây để biết rõ hơn nhé!
1. Tư thế bà bầu ngồi đúng
Khi muốn chuyển từ thế đứng sang tư thế ngồi, bạn hãy ngồi xuống từ từ, dùng tay chống vào đùi hoặc vịn thành ghế. Tránh ngồi xuống đột ngột sẽ khiến mẹ bầu chênh vênh dễ ngã. Độ cao của ghế phù hợp là khoảng 40cm.
Trong những tháng cuối, bạn càng trở nên lớn hơn và việc cân bằng ở lưng cũng khó hơn. Mỗi khi ngồi xuống, bạn hãy sử dụng tay đỡ lưng, chậm rãi ngồi xuống và tựa vào lưng ghế, hai chân ngồi song song để tránh tạo áp lực lên vùng bụng.
Mẹ bầu chú ý không nên ngồi quá lâu, nếu công việc bắt buộc phải ngồi, nên thường xuyên tranh thủ đi lại để tăng cường tuần hoàn máu và hạn chế nguy cơ mắc bệnh trĩ.
2. Bà bầu đứng như thế nào cho đỡ mỏi chân
Khi đứng, bà bầu cần để hai chân song song, hai bàn chân không mở rộng hơn vai và vai luôn thả lỏng. Tư thế đứng này giúp lực cơ thể được chia đều về hai phía chân, giảm áp lực và mệt mỏi cho mẹ.
Nếu đang ngồi, muốn đứng lên, bạn cũng cần thực hiện từ từ để máu kịp lưu thông, tránh tình trạng say sẩm, chóng mặt khiến mẹ không đứng vững. Đồng thời, lưu ý không nên đứng quá lâu, sẽ khiến mẹ giãn tĩnh mạch, máu dồn xuốn chân không đều gây phù nề.
Nếu phải đứng quá lâu, nên đứng theo tư thế chân trước chân sau, thi thoảng chuyển động bàn chân để máu lưu thông.
3. Tư thế bà bầu nằm ngủ như thế nào?
Trong giai đoạn đầu thai kỳ, bụng còn nhỏ mẹ có thể nằm ngửa vì nó tốt cho sức khỏe nhất, không ảnh hưởng đến hơi thở và ngực. Thế nhưng, từ tháng thứ 16 trở đi, tư thế nằm thẳng lưng không phù hợp vì chúng gây áp lực lên động mạch chủ trong tử cung. Từ đó, lượng máu trong tử cung giảm đi và ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi.
Tư thế nằm ngủ phù hợp trong giai đoạn bụng to là nằm nghiêng về tay trái, không cong lưng quá nhiều. Nó sẽ giúp bạn lưu thông máu tốt hơn và giải tỏa mệt mỏi. Nằm nghiêng về bên phải sẽ làm giảm oxy cung cấp cho thai nhi và ảnh hưởng đến sự phát triển.
4. Bà bầu nên đi lại như thế nào?
Bà bầu nên đi thẳng lưng, mắt nhìn thẳng về phía trước. Mỗi bước chân đều đảm bảo gót sẽ chạm đất trước và giữ cho cơ thể thăng bằng, đi tốc độ đều đặn. Khi đi lên cầu thang, bạn không nên đi chông chênh ở giữ, nên vịn vào tường hoặc lan can để có điểm tựa, tránh rủi ro.
Không nên đi nhanh, đi vội, chạy trong giai đoạn mang thai, đồng thời không khom lưng về phía trước vì như thế khiến bạn dễ mất thăng bằng và ngã về phía trước.
Đối với mẹ bầu, đi bộ là hoạt động bổ ích, ngăn ngừa giãn tĩnh mạch, khí huyết lưu thông và làm bền sức. Hãy đi bộ từ 15-30 phút để rèn luyện sức khỏe và tiêu hóa tốt hơn. Nếu trong thời gian đi bộ, bạn cảm thấy mệt thì nên nghỉ ngơi, không cần cố quá sức để ảnh hưởng đến em bé.
Khi mang thai, nhưng tư thế đi, đứng, ngủ, nghỉ rất quan trọng bởi chúng luôn tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho mẹ. Vì thế, các mẹ nên cẩn thận và chú trọng trong các vấn đề này.
Theo Bau.vn
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất