Bà bầu dư ối nên kiêng gì? Cách khắc phục dư nước ối

Minh LT 2024-08-20 07:50
- Bà bầu dư ối nên kiêng gì và làm thế nào để khắc phục tình trạng dư nước ối đang là vấn đề được không ít mẹ bầu quan tâm hiện hay. Nếu bạn cũng đang băn khoăn chưa tìm được lời giải đáp cho vấn đề này thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Emdep.vn để có thêm thông tin hữu ích nhé!

Dư ối, hay còn gọi là đa ối, là tình trạng lượng nước ối trong tử cung tăng quá mức so với bình thường, có thể gây hiểm cho cả mẹ bầu và thai nhi. Vậy bà bầu dư ối nên kiêng gì, làm thế nào để khắc phục dư nước ối nhanh nhất? Trong bài viết hôm, hãy cùng Emdep.vn dành chút thời gian tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

Dấu hiệu bà bầu dư ối

Nước ối là môi trường chất lỏng bao quanh thai nhi từ ngày thứ 12 của thai kỳ, đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc duy trì sự sống và phát triển của thai nhi. Nó không chỉ cung cấp dinh dưỡng và oxy cho thai nhi mà còn bảo vệ thai nhi khỏi các tác động vật lý, va chạm và co bóp của tử cung khi chuyển dạ. Thông thường, lượng nước ối dao động từ 300 - 600ml đối với thai nhi từ 16 - 34 tuần tuổi. Tuy nhiên, khi lượng nước ối tăng lên từ 800 – 1500ml, mẹ bầu có thể bị dư ối. Tình trạng dư ối thường gặp nhất ở tuần 20 - 30 của thai kỳ với những dấu hiệu như:

  • Kích thước bụng bầu to hơn nhiều so với tuổi thai: Bụng bầu có thể lớn hơn đáng kể so với mức trung bình cho tuổi thai, thường cảm thấy nặng nề và căng cứng.
  • Khó thở và đau bụng: Bà bầu có thể cảm thấy khó thở, đau bụng hoặc khó chịu do áp lực gia tăng từ nước ối dư thừa.
  • Vấn đề tiêu hóa: Dư ối có thể dẫn đến khó tiêu, cảm giác đầy bụng và chán ăn.
  • Giãn tĩnh mạch và trĩ: Tình trạng giãn tĩnh mạch có thể dẫn đến trĩ, khiến bà bầu cảm thấy đau và khó chịu.
  • Sưng chân và âm hộ: Có thể gặp tình trạng sưng ở chân và âm hộ, do sự gia tăng áp lực trong cơ thể.
  • Giảm thể tích nước tiểu hàng ngày: Bà bầu có thể thấy lượng nước tiểu giảm, kèm theo các triệu chứng như táo bón.

Để xác định chính xác tình trạng dư ối, bác sĩ sẽ sử dụng chỉ số nước ối AFI (Amniotic Fluid Index). Chỉ số bình thường thường nằm trong khoảng từ 6 - 18cm. Nếu chỉ số AFI vượt quá 25cm, bà bầu có thể bị dư ối.

Trường hợp bà bầu nghi ngờ mình có dấu hiệu của dư ối hoặc gặp bất kỳ triệu chứng nào nêu trên, tốt nhất nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Dấu hiệu bà bầu dư ối

Dư ối khiến kích thước bụng bầu to hơn nhiều so với tuổi thai

Dư ối có sao không?

Đa số các trường hợp dư ối không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi và thường có thể được quản lý hiệu quả bằng cách theo dõi và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu dư ối trở nên nghiêm trọng, nó có thể tác động trực tiếp đến sức khỏe của thai nhi và quá trình sinh nở. Dưới đây là những vấn đề có thể xảy ra khi dư ối không được kiểm soát:

  • Ảnh hướng đến sự phát triển của thai nhi: Thai nhi có thể phát triển chậm hơn bình thường, đặc biệt là vấn đề liên quan đến khung xương và các dị tật bẩm sinh trong nội tạng. Một số thai nhi cũng có thể có cân nặng nhẹ hơn bình thường.
  • Tăng nguy cơ sinh ngược: Nước ối quá nhiều có thể làm cho thai nhi quay đầu xuống vào những tháng cuối thai kỳ, gây khó khăn trong việc sinh nở và tăng nguy cơ sinh ngược.
  • Nguy cơ chảy máu âm đạo và các vấn đề nhau thai: Dư ối có thể làm tăng nguy cơ chảy máu âm đạo, bong nhau thai và sa dây rốn, gây nguy hiểm cho cả bà bầu và thai nhi.
  • Tăng nguy cơ sinh non và sảy thai: Tình trạng dư ối nghiêm trọng có thể dẫn đến sinh non, chuyển dạ sớm (thường xảy ra từ tuần 15 - 20 của thai kỳ) hoặc trong các trường hợp nặng, có thể gây sảy thai hoặc yêu cầu chấm dứt thai kỳ.
  • Tăng nguy cơ băng huyết sau sinh: Dư ối có thể gây ra băng huyết sau sinh do tử cung bị chèn ép và không co bóp bình thường.

Dư ối có sao không

Dư ối ảnh hướng đến sự phát triển của thai nhi

Bà bầu dư ối nên kiêng gì?

Khi bị dư ối, bà bầu cần điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống hàng ngày để kiểm soát tình trạng và giảm nguy cơ biến chứng. Dưới đây là những điều bà bầu dư ối nên kiêng:

  • Kiêng ăn các loại trái cây có hàm lượng nước cao như ứa, dưa hấu, nước cam,...  có thể làm tăng thể tích nước ối.
  • Hạn chế ăn rau cải, đặc biệt không chế biến thành canh vì có thể làm tăng lượng nước trong cơ thể.
  • Giảm lượng muối khi nấu ăn và hạn chế thực phẩm mặn để tránh giữ nước trong cơ thể.
  • Kiêng ăn thực phẩm chế biến sẵn hoặc đông lạnh, do những thực phẩm này thường chứa nhiều muối và chất bảo quản không tốt cho tình trạng dư ối.
  • Nên tránh ăn các món ăn nhiều dầu mỡ. Thay vào đó, ưu tiên các món luộc hoặc hấp.
  • Kiêng đồ ngọt, bánh kẹo và các thực phẩm chứa nhiều đường, nên giảm lượng đường để tránh nguy cơ tiểu đường, một trong những nguyên nhân gây dư ối.
  • Không uống quá 2,5 lít nước mỗi ngày để tránh làm tăng thể tích nước ối.
  • Giảm thực phẩm tinh bột, không nạp quá nhiều thực phẩm giàu tinh bột, như cơm, bánh mì, khoai tây, để tránh làm tăng lượng nước ối.
  • Hạn chế uống cà phê, trà và đồ uống có cồn, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Bà bầu dư ối nên kiêng gì

Bà bầu dư ối nên kiêng đồ ngọt, thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ

Bà bầu dư ối nên ăn gì?

Cùng với câu hỏi “Bà bầu dư ối nên kiêng gì?”, “Bà bầu dư ối nên ăn gì?” cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm hiện nay.

Dưới đây là những thực phẩm bà bầu nên ăn để giúp giảm lượng nước ối và cải thiện sức khỏe:

  • Hải sản: Các loại hải sản như tôm, cua, cá, mực giàu canxi và các dưỡng chất khác có thể giúp giảm dư ối. Nên ưu tiên hải sản tươi và tránh các loại hải sản đông lạnh.
  • Cơm trắng: Đây là nguồn tinh bột đơn giản giúp cung cấp năng lượng mà không làm tăng lượng nước ối.
  • Râu ngô: Râu ngô có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt và giảm nước ối. Uống khoảng 200-400ml nước râu ngô mỗi ngày có thể có lợi cho mẹ bầu.
  • Các loại thịt: Các loại thịt như thịt bò, thịt lợn, thịt trâu, thịt gà,... giúp cung cấp protein và sắt, hỗ trợ giảm dần lượng nước ối và cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho mẹ và thai nhi.
  • Bơ: Giàu chất béo và dưỡng chất, bơ không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp giảm tình trạng đục nước ối. Có thể thay thế bơ bằng đậu phộng hoặc dầu ô liu.
  • Măng tây: Cung cấp dưỡng chất đa dạng, măng tây giúp cân bằng nước ối, hỗ trợ tiêu hóa và phòng ngừa tình trạng dư ối.
  • Chuối: Giàu protein và dinh dưỡng, chuối là một món ăn vặt tốt cho bà bầu và có thể hỗ trợ điều chỉnh nước ối.

Bà bầu dư ối nên ăn gì

Bà bầu dư ối nên ăn hải sản

Cách khắc phục dư nước ối

Khi bà bầu bị dư nước ối, phương pháp điều trị sẽ tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của tình trạng. Dưới đây là các phương pháp điều trị thường được áp dụng:

Điều trị nhẹ

Đối với tình trạng dư nước ối ở mức độ nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định bà bầu sử dụng thuốc lợi tiểu. Mục đích của thuốc lợi tiểu là giúp thải bớt lượng nước ối ra ngoài cơ thể. Phương pháp này thường được áp dụng khi tình trạng dư nước ối không nghiêm trọng và không có dấu hiệu gây nguy hiểm.

Cách khắc phục dư nước ối

Bác sĩ có thể chỉ định bà bầu sử dụng thuốc lợi tiểu để điều trị dư nước ối

Điều trị nặng

Trong trường hợp dư nước ối nặng, bác sĩ sẽ theo dõi kỹ lưỡng lượng nước ối của bà bầu. Nếu lượng nước ối tăng quá nhanh và có dấu hiệu gây nguy hiểm, bác sĩ có thể cần áp dụng các biện pháp can thiệp khác. Một trong những phương pháp điều trị nặng là phẫu thuật hoặc chọc ối. Chọc ối được thực hiện để rút bớt lượng nước ối bao quanh thai nhi, giúp giảm áp lực trong tử cung, cải thiện tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Thuốc giảm sản xuất nước ối

Đối với những trường hợp nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể cân nhắc việc sử dụng thuốc giảm sản xuất nước ối. Tuy nhiên, phương pháp này thường chỉ được áp dụng khi thai nhi nhỏ hơn 32 tuần tuổi. Việc sử dụng thuốc giảm sản xuất nước ối sau tuần 32 có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, việc sử dụng thuốc này cần được theo dõi chặt chẽ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Các biện pháp hỗ trợ

Ngoài các phương pháp điều trị chính, việc điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống cũng rất quan trọng trong việc kiểm soát tình trạng dư nước ối. Bà bầu nên tuân theo các khuyến cáo của bác sĩ và thực hiện các biện pháp hỗ trợ để giảm nguy cơ biến chứng. 

  • Nghỉ ngơi hợp lý: Một chế độ ngủ nghỉ phù hợp là rất quan trọng để giúp bà bầu thư giãn và giảm các cơn co thắt tử cung bất chợt. Nghỉ ngơi đủ và đúng cách có thể giúp cân bằng lại nước ối và giảm tình trạng dư ối. Đây là cách đơn giản và dễ thực hiện, giúp bà bầu cảm thấy thoải mái hơn trong suốt thai kỳ.
  • Điều chỉnh lượng đường máu: Tiểu đường thai kỳ là một nguyên nhân phổ biến gây dư nước ối. Để kiểm soát tình trạng này, bà bầu cần giảm lượng đường nạp vào cơ thể và thường xuyên kiểm tra đường huyết. Tuân thủ những chỉ định của bác sĩ về chế độ ăn uống và sử dụng thuốc có thể giúp giảm nước ối một cách nhanh chóng và an toàn.
  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ: Chế độ ăn uống giàu protein, đạm, chất xơ và các chất dinh dưỡng khác là rất quan trọng cho sức khỏe của bà bầu và sự phát triển của thai nhi. Một chế độ dinh dưỡng cân bằng không chỉ giúp tăng cường đề kháng mà còn hỗ trợ giảm lượng nước ối và giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh. Bà bầu nên chú ý bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng vào khẩu phần ăn hàng ngày để duy trì sức khỏe tốt trong suốt thai kỳ.
  • Khám thai định kỳ: Khám thai định kỳ giúp nhanh chóng phát hiện bất thường trong cơ thể bà bầu. Qua các lần khám thai, bác sĩ có thể theo dõi tình trạng dư nước ối và có thể kê đơn thuốc lợi tiểu hoặc thực hiện các thủ thuật như chọc ối để rút bớt lượng ối dư thừa ra ngoài, đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Trên đây là một số thông tin về tình trạng bà bầu mà Emdep.vn đã tổng hợp và chia sẻ. Mong rằng với những chia sẻ đến từ Emdep.vn, các bạn đã tìm được lời đáp cho câu hỏi “Bà bầu dư ối nên kiêng gì?” đồng thời có thêm những thông tin hữu ích để dự phòng và khắc phục tình trạng dư ối hiệu quả, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Minh LT (Tổng hợp)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Hết gù lưng, vai thon gọn chỉ 15 phút mỗi ngày