Bà bầu bị đau họng: Nguyên nhân, triệu chứng và mẹo khắc phục tại nhà
Tin liên quan
Phân biệt đau họng và viêm họng do liên cầu khuẩn
Bà bầu bị đau họng cũng là một trong những tình trạng khá phổ biến. Đây là cảm giác đau rát, khó chịu ở cổ họng khi nói chuyện và nhai nuốt thức ăn. Khi mang thai, khả năng miễn dịch của bạn trở nên nhạy cảm và yếu hơn bình thường.
Ngoài ra, đau họng khi mang thai cũng có thể do dị ứng hay chứng ợ nóng gây ra. Một số trường hợp viêm họng gây đau là do nhiễm virus (cảm cúm, cảm lạnh…). Nhiễm trùng họng có thể do nhiều tác nhân khác nhau, cần có sự chẩn đoán của bác sĩ chuyên khoa.
Trong khi đó, một loại khác là viêm họng do liên cầu khuẩn nhóm A lại nghiêm trọng hơn và dễ lây lan với các triệu chứng như: Nhức đầu, cổ họng đỏ, ớn lạnh, mệt mỏi, sưng hạch bạch huyết mềm, chán ăn, có đờm, đau bụng, phát ban đỏ…
Mẹ bầu cần quan sát các dấu hiệu ở cơ thể và kịp thời gặp bác sĩ để kiểm tra, điều trị đúng nguyên nhân gây bệnh. Phụ nữ mang thai không nên tùy tiện tự ý mua thuốc về uống, bất kể là bạn bị viêm họng do virus hay do liên cầu khuẩn.
Triệu chứng đau họng do nhiễm trùng ở bà bầu
Bên cạnh tình trạng đau họng điển hình, bạn có thể kèm theo những triệu chứng khác khi họng bị nhiễm trùng. Chẳng hạn như khó nuốt, cổ họng sưng đỏ, sốt, đau tai, sưng amidan, khan tiếng…
Thông thường, các triệu chứng có thể không xuất hiện cùng lúc mà nối tiếp nhau gây ra các khó chịu cho mẹ bầu. Nếu sau khi thực hiện một số biện pháp cải thiện tại nhà mà dấu hiệu bệnh không giảm, kéo dài hơn 7 ngày thì bạn nên thông báo với bác sĩ.
Nguyên nhân đau họng khi mang thai
Bà bầu dễ bị viêm họng do hệ thống miễn dịch suy giảm. Nguyên nhân gây đau họng có thể do dị ứng (phấn hoa, bụi, lông thú cưng…), căng cơ cổ họng (do nói liên tục), hóa chất và ô nhiễm, cũng có thể do nấm, virus, vi khuẩn, trào ngược axit và chứng viêm xoang gây ra.
Bà bầu bị đau họng thường không quá nguy hiểm nhưng nó gây khó chịu, giảm ăn uống và có thể dẫn đến thiếu dinh dưỡng cho cả mẹ và bé. Vì vậy, bạn nên áp dụng biện pháp khắc phục hiệu quả để giảm cường độ sưng đau.
Mẹo cải thiện chứng đau họng cho mẹ bầu
Bổ sung thức uống trà chanh mật ong
Mật ong có tác dụng làm dịu cổ họng, trong khi chất chống oxy hóa và vitamin trong chanh có hiệu quả chống lại vi khuẩn, làm sạch chất nhầy. Bạn chỉ cần chuẩn bị một cốc nước đun sôi, vắt nước cốt chanh vào và thêm một ít mật ong, để nước nguội bớt rồi uống lúc ấm.
Tận dụng độ ẩm và hơi nước
Đun sôi nồi nước rồi ngồi hít thở hơi nước nóng bốc lên. Hơi nước nóng giúp làm ẩm màng nhầy, giảm khô cổ họng và dịu bớt cơn đau rát. Ngoài ra, kết hợp máy tạo độ ẩm trong phòng để chất lượng không khí tốt hơn.
Súc miệng bằng nước muối nghệ
Nghệ có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, chữa ho và nước muối sát trùng, làm giảm sự kích ứng cổ họng. Chuẩn bị một cốc nước ấm, cho nửa thìa muối hột và nửa thìa bột nghệ, khuấy đều rồi súc miệng nhiều lần trong ngày để giảm đau.
Sử dụng gừng
Gừng tươi có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau họng hữu hiệu. Cho vài lát gừng tươi gọt vỏ vào cốc nước đun sôi, đậy kín và hãm trong 5 - 10 phút. Bạn có thể thêm ít mật ong để ngon miệng và hiệu quả hơn.
Kết hợp với vài lá bạc hà cũng giúp tăng hương vị cho thức uống, kích thích khẩu vị và kháng viêm. Ngoài ra, ngậm kẹo gừng giúp nước bọt tiết ra, làm sạch khoang miệng và giảm khó chịu ở cổ họng.
Nhiễm trùng viêm họng do virus thường thuyên giảm trong một tuần. Nếu kéo dài hơn và kèm theo sốt cao, khó nuốt nghiêm trọng, các biện pháp kh8a1c phục không hiệu quả… thì mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra, xử lý.
Hy vọng bài viết sẽ giúp bà bầu bị đau họng có cách cải thiện tình trạng an toàn và hiệu quả, giúp mẹ trải qua một thai kỳ khỏe mạnh.
Thiên Khuê (Theo Mom)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất