Bà bầu ăn khoai tây có nguy cơ bị tiểu đường không?
Tin liên quan
Bà bầu ăn khoai tây có gây nguy cơ tiểu đường không?
Khoai tây là loại củ quen thuộc được hầu hết mọi người ưa thích vì tính đa dạng trong các món ăn của nó. Khoai tây được xếp vào danh sách thực vật giàu carbohydrate, cung cấp glucose - nguồn năng lượng chính của tử cung.
Bà bầu ăn khoai tây là an toàn nếu bạn tiêu thụ nó với một lượng có kiểm soát, đồng thời kết hợp với thực phẩm giàu carbohydrate khác như gạo ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì lúa mạch… Mỗi ngày 3 - 4 khẩu phần carbohydrate là hợp lý cho mẹ bầu khỏe mạnh.
Vậy ăn khoai tây trong thai kỳ có bị tiểu đường không? Bất cứ thực phẩm nào dù nhiều lợi ích vẫn cần sử dụng đúng cách để giảm tác dụng phụ. Khoai tây chứa một lượng lớn tinh bột được hấp thụ nhanh, có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa glucose.
Cụ thể, nếu bạn tiêu thụ quá nhiều khoai tây có thể làm tăng nồng độ glucose trong huyết tương, cũng có nghĩa là nguy cơ tiểu đường tuýp II cũng cao hơn người khác. Có thể thấy, mẹ bầu dù ưa thích cũng nên ăn khoai tây điều độ, có thể thay thế bằng rau, đậu, ngũ cốc.
Lợi ích sức khỏe của khoai tây đối với phụ nữ mang thai
Ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi
Thành phần folate trong củ khoai tây có lợi cho sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi. Mẹ bầu tiêu thụ axit folic hợp lý sẽ giảm nguy cơ các vấn đề về não, cột sống cho em bé từ trong bụng mẹ.
Tốt cho tiêu hóa
Bà bầu bị các vấn đề tiêu hóa như ợ chua, đau dạ dày… có thể bổ sung khoai tây nấu chín trong bữa ăn. Loại củ này có tác dụng giảm lượng khí thừa và axit bên trong hệ thống tiêu hóa, giúp bạn giảm bớt cảm giác khó chịu ở bụng.
Tăng cân lành mạnh
Ăn khoai tây trong thai kỳ cũng là lựa chọn lý tưởng cho người đang thiếu cân. Nó giúp bổ sung năng lượng cần thiết cho bà bầu và thai nhi, đảm bảo mẹ có một sức khỏe đầy đủ cho đến khi sinh nở.
Phòng ngừa các bệnh mãn tính
Lợi ích khi bà bầu ăn khoai tây là tiêu thụ thêm chất xơ hòa tan và vitamin C. Chúng có hiệu quả chống lại cholesterol có hại, góp phần ngăn ngừa nhiều bệnh mãn tính trong thai kỳ, điển hình như cao huyết áp, bệnh tim mạch…
Nâng cao khả năng miễn dịch
Nguồn vitamin C dồi dào trong khoai tây cũng có tác dụng kháng viêm, chữa lành vết thương và tăng cường hệ miễn dịch. Vitamin C cũng là yếu tố cải thiện khả năng hấp thu sắt cho cơ thể.
Thúc đẩy thai nhi phát triển
Mẹ bầu tiêu thụ khoai tây hợp lý có thể giúp em bé được bổ sung nhiều dưỡng chất quan trọng như kali, sắt, magie, canxi, vitamin A và … Ngoài ra, nguồn năng lượng từ khoai tây cũng giúp thai nhi phát triển toàn diện hơn.
Tác dụng phụ của khoai tây mà mẹ bầu cần chú ý
Bạn nên chọn mua khoai tây ở nơi đáng tin cậy để giảm các hóa chất độc hại. Đặc biệt, ăn khoai tây còn xanh hoặc đã mọc mầm rất nguy hiểm cho bà bầu. Khoai tây xanh nói chung có chứa glycoalkaloid, alpha-solanine và alpha-chaconine… gây nôn, tiêu chảy.
Tiêu thụ khoai tây có chứa độc tố cũng làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi như bệnh thiếu não hoặc nứt đốt sống. Mẹ bầu không những có thể bị tiểu đường thai kỳ mà em bé sinh ra cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Một số trường hợp còn bị dị ứng với khoai tây, cần thông báo cho bác sĩ khoa sản để xử lý. Vì vậy, phụ nữ mang thai cần có chế độ ăn uống khoa học với đa dạng thực phẩm và có kiểm soát liều lượng cho mỗi chất hấp thu vào.
Hy vọng bài viết sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho bà bầu ăn khoai tây đúng cách và an toàn, đem lại một thai kỳ nhẹ nhàng, khỏe mạnh.
Thiên Khuê (Theo Mom)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất