Bà bầu ăn hạt chia có lợi gì và những tác dụng phụ cần thận trọng

Thiên Khuê 2024-03-10 14:03
- Bà bầu ăn hạt chia đem lại nhiều lợi ích sức khỏe nhưng cần tiêu thụ đúng cách. Emdep sẽ bật mí cho bạn bí quyết dùng hạt chia hiệu quả nhất nhé.

Bà bầu ăn hạt chia có lợi gì?

Hạt chia là loại thực phẩm lành mạnh không còn xa lạ, nhất là với phái đẹp. Chất xơ cao, ít calo nhưng hàm lượng dinh dưỡng đa dạng khiến hạt chia trở thành lựa chọn lý tưởng cho việc ăn kiêng hoặc bổ sung dưỡng chất cần thiết.

Bà bầu ăn hạt chia có thể đem lại nhiều giá trị sức khỏe cho cả mẹ và bé. Bạn có thể sử dụng hạt chia trong nhiều đồ ăn thức uống khác nhau như thêm vào nước trái cây, sinh tố, yến mạch, sữa chua, salad, bánh nướng…

Bà bầu ăn hạt chia có lợi gì và những tác dụng phụ cần thận trọng

Hạt chia giàu chất xơ

Lợi ích của hạt chia nổi bật ở thành phần chất xơ phong phú. Nó cung cấp cả 2 loại là chất xơ hòa tan và không hòa tan. Phụ nữ mang thai thay đổi nội tiết tố, gây các triệu chứng khó chịu ở khẩu vị và hệ tiêu hóa.

Đúng lúc hạt chia giàu chất xơ có hiệu quả thúc đẩy nhu động ruột, hỗ trợ giảm các vấn đề tiêu hóa, giảm táo bón, kích thích mẹ bầu ăn uống ngon miệng hơn. Bên cạnh đó, chất xơ cũng duy trì cảm giác no lâu, hạn chế bạn ăn quá nhiều gây béo phì.

Hạt chia có chứa omega-3 tốt cho trí não thai nhi

Ăn hạt chia khi mang thai còn giúp bổ sung alpha-linolenic, một loại axit béo omega-3 đóng vai trò then chốt cho sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của bé. Đặc biệt với bà bầu đang ăn kiêng hoặc không thể ăn hải sản thì hạt chia là lựa chọn thay thế lý tưởng.

Hạt chia bổ sung canxi cho răng và xương chắc khỏe

Nhu cầu canxi khi mang thai sẽ càng tăng cao để đáp ứng cho cả mẹ và bé. Hạt chia góp phần cung cấp canxi từ thực vật, thích hợp cho bà bầu có chứng không dung nạp lactose hoặc ăn thuần chay.

Bà bầu ăn hạt chia có lợi gì và những tác dụng phụ cần thận trọng

Hạt chia giảm nguy cơ thiếu máu nhờ hàm lượng sắt

Nhu cầu sắt của cơ thể người mẹ tăng lên để hỗ trợ phát triển nhau thai và em bé bên trong. Bà bầu ăn hạt chia hợp lý, kết hợp cùng thực phẩm giàu vitamin C (ớt chuông, trái cây họ cam quýt…) để dễ dàng hấp thu sắt từ thực vật trong hạt chia.

Hạt chia tăng cảm giác no để kiểm soát lượng calo tiêu thụ

Mẹ bầu thường thèm ăn và có xu hướng ăn nhiều hơn bình thường, điều này dễ dẫn đến tình trạng béo phì bất lợi. Ưu điểm của hạt chia là hấp thụ chất lỏng, nở ra tạo thành lớp giống như gel. Chúng đi vào bên trong dạ dày tạo cảm giác mau no và no lâu hơn.

Hạt chia hỗ trợ điều hòa lượng đường trong máu

Thay đổi nội tiết tố và chế độ ăn uống thiếu khoa học có thể gây mất ổn định đường huyết. Chất xơ hòa tan trong hạt chia có tác dụng làm chậm quá trình cơ thể hấp thu đường, cân bằng đường huyết để giảm nguy cơ tiểu đường thai kỳ.

Bà bầu ăn hạt chia có lợi gì và những tác dụng phụ cần thận trọng

Rủi ro tiềm ẩn khi ăn hạt chia quá mức

Mặc dù tương đối an toàn với hầu hết phụ nữ mang thai nhưng nếu tiêu thụ không đúng cách, hạt chia vẫn có thể gây một số vấn đề sức khỏe cần thận trọng. Ăn nhiều hạt chia khiến cơ thể hấp thụ nhiều chất xơ, gây đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy.

Hạt chia có đặc tính ngậm nước và nở, vì vậy mẹ bầu nên tránh ăn hạt chia ở dạng khô để tránh nguy cơ bị nghẹn. Tốt nhất vẫn là trộn hạt chia với thức uống hoặc thực phẩm có tính chất tạo độ ẩm cho hạt.

Tuy hiếm nhưng vẫn tồn tại trường hợp dị ứng hạt chia. Các dấu hiệu điển hình là ngứa, nổi mề đay, khó thở, nặng hơn có thể gây sốc phản vệ. Hãy ăn một lượng nhỏ hạt chia trong lần đầu tiên nếu bạn không chắc chắn cơ thể mình.

Hàm lượng chất xơ cao nên khi ăn hạt chia, bạn cần đồng thời bổ sung đủ nước cho cơ thể. Ngoài ra, một số loại thuốc có thể phản ứng với thành phần trong hạt chia, hãy hỏi bác sĩ nếu bạn đang điều trị bệnh nào đó.

Hy vọng bài viết sẽ cung cấp thông tin hữu ích để bà bầu ăn hạt chia an toàn và khỏe mạnh, giúp bạn bổ sung thêm dưỡng chất có lợi cho thai kỳ.

Thiên Khuê (Theo Health)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Sức khỏe: Uống cafe thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng gì?