Bà bầu ăn chôm chôm có lợi gì?

Thiên Khuê 2024-07-03 17:31
- Bà bầu ăn chôm chôm có lợi gì và làm sao để thưởng thức loại quả này an toàn? Emdep sẽ giúp bạn giải tỏa những thắc mắc về vấn đề này nhé.

Ăn chôm chôm khi mang thai có an toàn không?

Phụ nữ mang thai thường cần nhiều dinh dưỡng hơn và có thể thay đổi khẩu vị so với bình thường. Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây sẽ giúp bạn có chế độ ăn uống lành mạnh, đủ dưỡng chất.

Chúng ta thường được khuyến cáo hãy ăn các loại quả như táo, nho, chuối… nhưng còn quả chôm chôm có thể được thêm vào khẩu phần ăn cho bà bầu hay không? Thực tế là loại quả này cũng đem lại lợi ích đáng mong đợi cho bạn đấy.

Bà bầu ăn chôm chôm có lợi gì?

Bà bầu ăn chôm chôm có thể kích thích vị giác, giảm chứng biếng ăn do ốm nghén bởi vị chua ngọt đặc trưng của nó. Lớp vỏ dày có nhiều lông, phần thịt bên trong mọng nước và chứa nhiều dinh dưỡng như vitamin, carbohydrate và khoáng chất.

Mặc dù vậy, bà bầu khi ăn chôm chôm cũng cần chú ý một số vấn đề cơ bản để đảm bảo an toàn. Ví dụ như chôm chôm quá chín có thể có vị giống như rượu (do lên men), không thích hợp cho mẹ bầu và thai nhi. Hàm lượng đường khá cao cũng cần kiểm soát khi ăn.

Lợi ích sức khỏe của chôm chôm đối với bà bầu

Thành phần dinh dưỡng đa dạng

Chôm chôm là loại trái cây nhiệt đới, hương vị đặc trưng và nhiều nước nên có thể thỏa mãn vị giác khi ăn, đồng thời còn cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho phụ nữ mang thai. Theo ước tính, 100g thịt chôm chôm chứa khoảng 75 calo.

- Nước: 82,1%

- Chất đạm: 0,9%

- Chất béo: 0,3%

- Glucose: 2,8 g

- Fructose: 3,0 g

- Sucrose: 9,9 g

- Chất xơ: 2,8 g

- Vitamin C: 70 mg

- Canxi: 15 mg

- Sắt: 2,5 mg

- Kali: 140 mg

- Natri: 2 mg

- Magiê: 10 mg

Bà bầu ăn chôm chôm có lợi gì?

Giảm các triệu chứng ốm nghén

Phụ nữ mang thai thường gặp phải các triệu chứng nghén như buồn nôn, nôn, chóng mặt, biếng ăn… Vị ngọt pha lẫn vị chua cùng với hàm lượng nước dồi dào của chôm chôm có thể giảm bớt những khó chịu này cho bạn.

Ngăn ngừa thiếu máu trong thai kỳ

Thêm một lợi ích để bà bầu ăn chôm chôm đó là tác dụng bổ sung chất sắt của loại quả này. Chôm chôm có thể trở thành món ăn nhẹ giữa buổi, tăng cường sắt, giúp kiểm soát nồng độ hemoglobin, giảm mệt mỏi và phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt ở mẹ bầu.

Nâng cao hệ miễn dịch tự nhiên

Vitamin C và các chất chống oxy hóa khác trong quả chôm chôm giúp tăng cường sức đề kháng tổng thể. Mẹ bầu tiêu thụ chôm chôm hợp lý có thể cải thiện và phòng ngừa nhiều vấn đề như cảm lạnh, đau đầu, sốt, táo bón hoặc tiêu chảy…

Kiểm soát huyết áp và cholesterol

Ăn chôm chôm khi mang thai còn có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm cholesterol xấu, ổn định huyết áp. Mẹ bầu bổ sung chôm chôm vào khẩu phần ăn lành mạnh giúp giảm triệu chứng sưng phù tay chân và ít bị bệnh hơn.

Bà bầu ăn chôm chôm có lợi gì?

Tác dụng phụ của chôm chôm và những điều cần lưu ý khi ăn

Một số người có thể bị dị ứng sau khi ăn chôm chôm, triệu chứng điển hình là ngứa, sưng tấy, khó thở, đau bụng… Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ sản khoa nếu thể chất dễ bị mẫn cảm hoặc đang mắc bệnh.

Tiêu thụ quá nhiều chôm chôm có thể gây đầy hơi hoặc tiêu chảy. Ngoài ra, hàm lượng đường khá cao cũng tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ. Vì vậy, mẹ bầu cần kiểm soát tốt lượng chôm chôm khi ăn, không nên ăn quá 10 quả/ngày.

Chọn những quả chôm chôm có màu đỏ và còn tươi, không nên quá chín vì thịt quả có thể bị lên men, ảnh hưởng bất lợi với bà bầu và thai nhi. Bảo quản chôm chôm ở nhiệt độ phòng nếu tiêu thụ trong ngắn hạn, cho vào tủ lạnh nếu dùng lâu hơn.

Hy vọng bài viết sẽ cung cấp thông tin hữu ích để bà bầu ăn chôm chôm an toàn và khỏe mạnh, cho mẹ thêm món ăn phụ ngon lành, bổ dưỡng.

Thiên Khuê (Theo Parent)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Những 'Hoa hậu hở bạo nhất Vbiz': Tiểu Vy gia nhập muộn nhưng chẳng kém cạnh đàn chị!