Ăn cà tím khi mang thai có an toàn không?
Tin liên quan
Bà bầu ăn cà tím có an toàn không?
Cà tím là loại quả có dạng hình quả trứng hoặc hình giọt nước với nhiều màu sắc khác nhau như tím nhạt, tím đậm, đen, trắng, xanh, sọc… Cà tím giàu protein, carbohydrate, vitamin và khoáng chất nên có lợi cho sức khỏe con người.
Ăn cà tím khi mang thai có thể giúp mẹ bầu cải thiện khẩu vị bằng nhiều món ăn ngon, tuy nhiên bạn cần tiêu thụ đúng cách để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé. Theo ước tính, 100g cà tím có chứa khoảng 25 calo, bên cạnh đó là nhiều dưỡng chất quan trọng như:
- Carbohydrate: 6 g
- Chất xơ: 3 g
- Chất đạm: 1 g
- Chất béo: 0,2 g
- Kali: 230 mg
- Vitamin C: 2 mg
- Vitamin K: 3,5 mcg
- Folate: 22 mcg
- Magiê: 14 mg
Không có con số cụ thể cho việc mẹ bầu tiêu thụ cà tím nhưng các chuyên gia khuyến cáo bạn nên ăn một lượng vừa phải. Quan trọng vẫn là ăn uống đa dạng nhiều nhóm thực phẩm khác nhau để cân bằng dinh dưỡng, hạn chế tác dụng phụ trong thai kỳ.
Lợi ích sức khỏe của cà tím đối với bà bầu và thai nhi
Nâng cao miễn dịch
Cà tím giàu vitamin C, là chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp chống lại tổn thương do các gốc tự do có hại. Vì vậy, bà bầu bổ sung cà tím vào bữa ăn có thể tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên, phòng ngừa viêm nhiễm và các bệnh mãn tính khác.
Cân bằng huyết áp
Phụ nữ mang thai do sự thay đổi cơ thể và nội tiết nên cũng dễ bị vấn đề tăng huyết áp. Hàm lượng thiamin, bioflavonoid và riboflavin trong cà tím có tác dụng điều hòa huyết áp trong cơ thể, giúp mẹ bầu giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến huyết áp.
Thúc đẩy sự phát triển toàn diện của thai nhi
Mẹ ăn cà tím khi mang thai còn có lợi cho em bé. Vitamin đa dạng như vitamin A, B, E và niacin trong quả cà tím là những dưỡng chất quan trọng hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt, chúng hạn chế nguy cơ dị tật ống thần kinh và vấn đề não bộ ở bé.
Giảm cholesterol
Bà bầu có thể ăn cà tím hợp lý trong thai kỳ để đạt hiệu quả giảm bớt lượng cholesterol có hại, đồng thời tăng cường mức cholesterol tốt cho cơ thể. Nghiên cứu cho thấy, cà tím có tác dụng giảm nguy cơ bệnh mãn tính như xơ vữa động mạch, bệnh tim, tiểu đường…
Cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa và hydrat hóa cơ thể
Cà tím cũng giàu chất xơ nên còn có hiệu quả thúc đẩy thải độc, nâng cao quá trình trao đổi chất, ngăn ngừa chứng táo bón trong thai kỳ. Ngoài ra, các khoáng chất như canxi, sắt, kali, magie, kẽm, phốt pho… cũng giúp cân bằng điện giải cho cơ thể.
Thúc đẩy sản xuất hồng cầu
Folate trong cà tím có thể chuyển hóa thành axit folic, là dưỡng chất quan trọng để sản xuất hồng cầu. Vì vậy, mẹ bầu tiêu thụ cà tím vừa phải còn có công dụng giảm chứng thiếu máu do thiếu sắt, thúc đẩy sự phát triển thần kinh và cơ bắp cho em bé.
Rủi ro tiềm ẩn và những điều cần lưu ý khi mẹ bầu ăn cà tím
Mặc dù cà tím giàu dinh dưỡng và có nhiều lợi ích đối với bà bầu và thai nhi nhưng cần ăn đúng cách để đảm bảo an toàn. Tiêu thụ quá nhiều cà tím có thể gây ảnh hưởng tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy…
Một số trường hợp có thể dị ứng với triệu chứng ngứa, phát ban, thậm chí sốt nhẹ. Bạn nên đến gặp bác sĩ khi có biểu hiện bất thường sau khi ăn cà tím để được xử lý y tế hiệu quả. Nếu đã bị dị ứng một lần, tốt nhất bạn nên kiêng ăn.
Cố gắng chọn mua cà tím ở nơi đáng tin cậy để giảm bớt hóa chất độc hại, sơ chế sạch sẽ và nấu chín kỹ trước khi ăn. Bạn nên ăn uống đa dạng nhiều loại thực phẩm để hấp thu đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể và thai nhi.
Hy vọng bài viết sẽ giúp mẹ bầu biết cách ăn cà tím khi mang thai sao cho hiệu quả, giúp bạn trải qua một thai kỳ nhẹ nhàng, khỏe mạnh.
Thiên Khuê (Theo Parent)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất