7 điều cần làm tốt để ngăn ngừa dị tật bẩm sinh trước và trong khi mang thai
Tin liên quan
Vì sao cần thực hiện các biện pháp giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh từ trước khi mang thai?
Thai nhi bị khuyết tật là tình trạng bất thường ở các cấu trúc cơ thể hoặc chức năng nào đó được hình thành ngay từ trong bụng mẹ. Yếu tố dẫn đến dị tật thai nhi cũng khá đa dạng, có thể do tác động của môi trường, di truyền thậm chí không rõ nguyên nhân.
Dị tật ngay từ khi sinh ra khiến bé gặp nhiều trở ngại trong quá trình sinh trưởng và phát triển, bao gồm cả thể chất lẫn trí não. Khi lớn hơn một chút và đủ nhận thức, trẻ dễ bị phân bị phân biệt đối xử mà trở nên tự ti, khép kín, khó hòa nhập xã hội.
Ngăn ngừa dị tật bẩm sinh có thể giúp em bé của bạn hạn chế tối đa các vấn đề dị dạng này. Mặc dù hiệu quả không phải là tuyệt đối nhưng khi bạn có chuẩn bị tốt thì sẽ càng đảm bảo cho sức khỏe của bản thân và bé cưng.
Các chuyên gia khuyến cáo: Phụ nữ trước khi chuẩn bị có thai cần thực hiện những cải thiện trong sinh hoạt sống sao cho khoa học để tăng cường dinh dưỡng, thể lực và ổn định mọi chức năng bên trong cơ thể.
Mẹ làm tốt 7 điều sau đây để tăng hiệu quả phòng ngừa dị tật cho thai nhi
Bổ sung axit folic hợp lý
Axit folic hay còn gọi là vitamin B, là một loại dưỡng chất có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Mẹ bầu nếu thiếu hụt axit folic có thể làm tăng nguy cơ khuyết tật ống thần kinh ở bé (bao gồm bệnh vô não và nứt đốt sống).
Phụ nữ trong 3 tháng trước khi thụ thai được khuyến nghị tiêu thụ khoảng 400 mcg axit folic mỗi ngày. Sau khi bắt đầu mang thai thì con số này có thể tăng lên khoảng 800 mcg/ngày. Tuy nhiên, bạn nên căn cứ tình trạng sức khỏe của mình mà nghe theo chỉ định của bác sĩ.
Kiêng rượu bia
Nồng độ cồn và một số hợp chất có thể gây hại sẽ thông qua dây rốn mà ảnh hưởng đến thai nhi. Đặc biệt, các loại rượu mạnh được biết đến như chất gây quái thai và thiểu năng trí tuệ. Mẹ bầu nên kiêng đồ uống này kể cả bia rượu không cồn.
Ngoài ra, các món ăn hay thức uống được chế biến có thêm thành phần rượu cũng nên thận trọng. Với người có thể chất dị ứng với cồn, nếu có dấu hiệu phù nề, nổi mề đay, buồn nôn, nôn… thì nên đến gặp bác sĩ để được chăm sóc y tế.
Cai thuốc lá và tránh khói thuốc
Phụ nữ có thói quen hút thuốc làm tăng nguy cơ sinh non và dị dạng thai nhi (điển hình như sứt môi, hở hàm ếch). Vì vậy, bạn nên thực hiện cai thuốc lá ít nhất từ 3 tháng trước khi chuẩn bị thụ thai.
Bên cạnh đó, khói thuốc cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe bà bầu và thai nhi. Hãy chia sẻ với người bạn đời của bạn để đối phương cũng áp dụng việc cai thuốc tốt hơn. Bạn cũng nên hạn chế ở những nơi có nhiều khói thuốc để ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở bé.
Tiêu thụ i-ốt đúng cách
Khi mang thai, nhu cầu i-ốt trong cơ thể của bạn sẽ tăng lên. Thiếu hụt i-ốt có thể dẫn đến giảm hiệu quả phát triển của hệ thần kinh, cũng làm tăng nguy cơ tử vong ở thai nhi. Bác sĩ khuyến cáo mẹ nên tiêu thụ khoảng 150 mcg i-ốt mỗi ngày, kể cả khi đang cho con bú.
Hạn chế tối đa các hóa chất
Ô nhiễm không khí, tiếng ồn đều ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Bạn nên chuẩn bị không gian sống ổn định và có lợi cho thai kỳ của mình, đảm bảo sự yên tĩnh và trong lành cần thiết.
Ngoài ra, mẹ nên hạn chế sử dụng các loại mỹ phẩm và chất làm đẹp khác như thuốc nhuộm tóc, sơn móng tay… Đa số các sản phẩm này đều có hóa chất trong dung môi, đặc biệt là thành phần chì có hại cho thai nhi đang phát triển.
Thận trọng với các chứng nhiễm trùng và sốt
Bà bầu cần chú ý vệ sinh cá nhân và mọi hoạt động trong sinh hoạt để tránh bị viêm nhiễm. Sốt cần điều trị kịp thời để tránh cơ thể ở nhiệt độ cao quá lâu, làm tăng nguy cơ dị tật ở thai nhi.
Khi mang thai, mọi loại thuốc bạn dùng cần có chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt, nếu mẹ đang phải điều trị một bệnh nào đó như bệnh tuyến giáp, trầm cảm, ung thư… thì việc dùng thuốc càng nên thận trọng.
Thực hiện lối sống lành mạnh ngay từ trước khi mang thai
Bạn và người bạn đời nên có kế hoạch cải thiện lối sống khoa học hơn. Ăn uống đầy đủ chất, giấc ngủ chất lượng, vận động thể chất và các vấn đề an toàn trong quan hệ vợ chồng đều cần làm tốt.
Nếu bạn có bệnh mãn tính như béo phì, tiểu đường, cao huyết áp… cũng nên thông báo với bác sĩ chuyên khoa, tích cực điều trị theo phác đồ để điều chỉnh sức khỏe ở mức tốt nhất, đảm bảo cho quá trình mang thai sau này an toàn cho cả mẹ và bé.
Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có phương pháp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh hiệu quả nhất, củng cố mức độ an toàn trong thai kỳ và chào đón em bé khỏe mạnh.
Thiên Khuê (Theo Parent)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất