Trung Quốc phát triển giày phân hủy sinh học, nguyên liệu từ thiên nhiên

Khánh Chi 2023-07-27 16:04
- Sau khi không còn được sử dụng nữa, mẫu giày này có thể trở thành phân bón hoặc thức ăn cho cá.

Theo tờ China Science Daily, một nhóm các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Công nghệ Hóa học Bắc Kinh đã phát triển một loại cao su polyester có nguồn gốc sinh học và sử dụng vật liệu này để làm đế giày, trong khi các bộ phận khác của giày được làm từ cây gai dầu, tre và mủ thân cây ngô.

Nhóm nghiên cứu - dẫn đầu bởi ông Zhang Liqun, chuyên gia đến từ Học viện Kỹ thuật Trung Quốc - đã hoàn thành sản xuất thử nghiệm 1.000 tấn cao su polyester. Loại cao su này cũng có thể được sử dụng để sản xuất lốp xe tự hủy sinh học và gioăng cao su chịu dầu.

Trung Quốc phát triển giày phân hủy sinh học

Nhóm đã bắt đầu sản xuất quy mô nhỏ những đôi giày này và trong tương lai sẽ hợp tác với các doanh nghiệp để tiến hành sản xuất hàng loạt. Theo chuyên gia Wang Zhao - thành viên nhóm nghiên cứu, việc thiếu nguồn cung cấp cao su tự phân hủy đã hạn chế sự phát triển của giày sinh học tại Trung Quốc. Hàng năm, có tới 1 tỷ đôi giày bị vứt bỏ, bị loại bỏ hàng năm, gây ra mối đe dọa lớn đối với môi trường.

Trước đó, nhóm nhà khoa học tại Đại học California San Diego, Mỹ đã phát triển loại giày có khả năng phân hủy sinh học trong nước biển để làm thức ăn cho vi sinh vật. Họ cho biết, giải pháp thay thế này có thể giúp giải quyết tình trạng ô nhiễm trên các đại dương.

Giày dép chiếm một tỷ lệ lớn trong số rác thải nhựa ở các vùng biển và bãi chôn rác. Dép xỏ ngón làm từ nhựa là loại giày dép phổ biến nhất thế giới. Hiện tại, rác thải nhựa gây ô nhiễm biển không phân hủy, vỡ thành các hạt nhỏ hơn cho đến khi trở thành vi nhựa và tồn tại suốt hàng thế kỷ.

Trung Quốc phát triển giày phân hủy sinh học

Các chuyên gia tại Đại học California San Diego chế tạo vật liệu mới có thể phân hủy nhanh dưới biển. Để kiểm tra sản phẩm mới, nhóm nghiên cứu làm việc với Samantha Clements, nhà sinh vật biển kiêm thợ lặn tại Viện Hải dương học Scripps. Họ sử dụng vật liệu polyurethane do mình phát triển trước đó để phân hủy sinh học trong đất và tạo ra mẫu giày mới.

Nhóm nghiên cứu nhận thấy, các sinh vật biển sống trên mút xốp polyurethane và phân hủy vật liệu này trở về những chất hóa học gốc. Những chất này sau đó được vi sinh vật tiêu thụ làm chất dinh dưỡng.

"Tôi rất ngạc nhiên khi thấy có bao nhiêu sinh vật sống trong mút xốp dưới biển. Nó trở thành một thứ giống như rạn san hô vi sinh vật. Nhựa không nên xuất hiện dưới biển, nhưng nếu có, vật liệu mới sẽ trở thành thức ăn cho vi sinh vật chứ không phải rác nhựa và vi nhựa gây hại cho sinh vật thủy sinh", Stephen Mayfield, nhà sinh vật học tại Đại học California San Diego, cho biết. Mayfield cũng là CEO của công ty giày phân hủy sinh học Blueview.

Khánh Chi (Tổng hợp)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Khả Ngân: Từ hot girl vướng nhiều lùm xùm đến diễn viên sáng giá