Vừa ăn chôm chôm vừa đợi mẹ, bé 7 tuổi hóc nghẹn hạt đến tử vong

2018-08-10 15:23
- Một bé trai vừa ăn chôm chôm vừa đợi mẹ ở trường học bị hóc nghẹn hạt đến tử vong. Cậu bé được phát hiện khi đã ở trong trạng thái nửa tỉnh nửa mê và nôn mửa.

Hạt hoa quả là một trong những "thủ phạm" chính gây ra nhiều vụ hóc nghẹn cho trẻ nhỏ. Chúng có thể gây nghẹt đường thở, thậm chí là tử vong nếu như không được cứu chữa kịp thời. Trường hợp của cậu bé 7 tuổi mới đây tử vong do hóc hạt chôm chôm vẫn khiến nhiều người bàng hoàng, đau xót khi nhắc lại.

Được biết cậu bé có tên Muhammad Fahim Ilmi Mohd Fairuz, 7 tuổi sống tại Kubang Pasu, Kedah, Malaysia. Hôm đó trong lúc chờ mẹ (là giáo viên) tại một phòng ở trường học, cậu bé có ngồi ăn chôm chôm.

Vừa ăn chôm chôm vừa đợi mẹ, bé 7 tuổi hóc nghẹn hạt đến tử vong

Cậu bé 7 tuổi bị hóc hạt khi đang ăn quả chôm chôm. (Ảnh minh họa)

"Khi ở trong phòng giáo viên, thằng bé ăn chôm chôm nhưng sau đó bé bắt đầu nghẹt thở và nôn mửa. Sự việc được một giáo viên phát hiện khi Muhammad Fahim Ilmi Mohd Fairuz đang trong trạng thái nửa tỉnh nửa mê" - một nguồn tin chia sẻ.

Ngay lập tức, cậu bé được đưa đến phòng khám y tế và được chẩn đoán tử vong trên đường đến bệnh viên Kitra.

Trên thực tế, đây không phải là lần đầu tiên trẻ nhỏ gặp tình trạng nghẹt thở, tử vong vì hóc hạt. Trước đó, ngay tại Việt Nam cách đây 2 năm, giám đốc Bệnh viện A Thái Nguyễn Đỗ Minh Thịnh cũng cho biết trường hợp bệnh nhi tử vong do hóc hạt nhãn. Bé bị ngạt đường thở và tử vong ngay tại nhà trước khi đến bệnh viện cấp cứu.

Hay một trường hợp khác nguy hiểm không kém mới đây nhất, bé thoát khỏi án tử nhưng sống đời sống thực vật. Đó là vào khoảng cuối tháng 7 vừa qua, khoa cấp cứu bệnh viện Nhi Trung Ương đã tiếp nhận trường hợp bé ở Nam Định chuyển lên bị hóc cả quả nhãn. Bé được xử trí cấp cứu ban đầu không đúng dẫn đến hạt nhãn bít kín đường thở, hôn mê sâu và cuối cùng là sống thực vật.

Cách sơ cứu trẻ bị hóc dị vật

Không chỉ các loại hạt mà tất cả các vật dụng, đồ chơi trong nhà nhỏ xíu đều rất thu hút trẻ nhỏ và các bé không thể lường trước được nguy hiểm của chúng, dễ dẫn đến việc cho vào miệng không ý thức. Từ đó dẫn đến việc gây hóc nghẹn. Theo Ths.BS Phạm Ngọc Toàn, khoa Cấp cứu chống độc (BV Nhi TƯ) cho biết, việc sơ cứu đúng cách và kịp thời khi trẻ bị hóc dị vật là vô cùng quan trọng và cần thiết. Theo đó, khi trẻ bị hóc dị vật, nếu trường hợp trẻ tỉnh táo, ho được thì nên khuyến khích trẻ ho, rồi đưa về cơ sở y tế gần nhất để được xử trí.

Vừa ăn chôm chôm vừa đợi mẹ, bé 7 tuổi hóc nghẹn hạt đến tử vong

Trong trường hợp trẻ không ho được, ho không hiệu quả, hoặc không tỉnh thì cần mở thông đường thở, nghe xem trẻ còn thở không. Nếu tim ngừng đập thì cần phải ép tim ngoài lồng ngực.

Nếu trẻ tỉnh, nhưng ho không hiệu quả, thì cần vỗ lưng, ấn ngực. Nếu trẻ nhỏ thì cho trẻ ngồi trên ghế, đặt bệnh nhân lên cánh tay, cho đầu chúi xuối, nghiêng 1 bên, sau đó vỗ lưng 5 lần.

Sau khi thực hiện các phương pháp trên, cần kiểm tra xem dị vật ra không, nếu dị vật không ra được thì lật ngược trẻ dậy rồi ấn ấn ngực trẻ. Sau đó, đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất, hoặc gọi sự hỗ trợ của bác sĩ đến trực tiếp.

Ngoài ra, để hạn chế tình trạng trẻ bị hóc dị vật, cha mẹ cần lưu ý:

- Nhắc nhở con về cách ăn uống an toàn.

- Nếu trẻ nhỏ, cha mẹ nên bóc hạt trước rồi mới cho bé ăn. Các bé đã lớn hơn, cha mẹ phải thật để ý khi bé ăn một thứ gì đó.

- Các vật dụng đồ chơi trong nhà phải được kiểm soát, tránh để trẻ cho vào miệng gây hóc nghẹn.

- Cuối cùng là mỗi cha mẹ cần trang bị cho mình kiến thức xử lý tình huống hóc nghẹn để dùng khi cần thiết.

Theo Khám phá

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Những câu chuyện trải nghiệm thập tử có thật trên thế giới