Trẻ sơ sinh thích nắm chặt tay, mẹ có cần nắn thẳng ra không? Bí mật về phản xạ sinh lý của trẻ mà mẹ không biết

Quỳnh Trang 2020-05-10 06:00
- Thấy trẻ thường nắm chặt tay, nhiều bà mẹ cảm thấy đó là bất thường nên tìm cách nắn để tay bé duỗi thẳng ra. Tuy nhiên, đây là việc làm không cần thiết.

Lần đầu mới làm mẹ, chắc chắn bạn còn nhiều bỡ ngỡ và chưa thể làm quen với cuộc sống của một người mẹ ngay. Nhiều người mẹ cảm thấy lạ khi thấy bé lúc nào cũng nắm chặt tay. Lo lắng con "gặp vấn đề", nhiều mẹ tìm cách nắn để tay bé duỗi thẳng ra.

Tuy nhiên, việc trẻ thích nắm tay là một hiện tượng sinh lý hết sức bình thường. Nhìn chung, khi bé đạt đến tháng thứ 3 thì hiện tượng này sẽ biến mất. Vì vậy, mẹ không cần phải nắn để ngón tay của bé thẳng ra. Trên thực tế, khi em bé chào đời, nhiều em bé thích nắm tay, đặc biệt là khi ngủ. Đây là một phản xạ độc đáo của trẻ.

Trẻ sơ sinh thích nắm chặt tay, mẹ có cần nắn thẳng ra ko? Bí mật về phản xạ sinh lý của trẻ mà mẹ không biết

Bạn có biết rằng chuyển động của bàn tay sẽ thúc đẩy sự phát triển khả năng nhận thức của trẻ sơ sinh. Nếu kỹ năng vận động của trẻ thành thạo, cấu trúc và chức năng của não bé cũng sớm trưởng thành, từ đó thúc đẩy sự phát triển của hệ thống nhận thức. Các chuyển động của bàn tay thường gặp ở trẻ sơ sinh chẳng hạn như cầm, nắm bàn tay và gập ngón tay...

Trẻ sơ sinh thích nắm chặt tay, mẹ có cần nắn thẳng ra ko? Bí mật về phản xạ sinh lý của trẻ mà mẹ không biết

Mọi bà mẹ đều muốn em bé thông minh, vậy làm thế nào để cải thiện trí thông minh của bé? Các chuyên gia nuôi dạy con chỉ ra rằng các bà mẹ có thể cải thiện khả năng vận động của ngón tay của bé bằng cách kích thích ngón tay bé vận động, từ đó giúp bé thông minh hơn.

Trên thực tế, phản xạ nắm tay của em bé giúp thúc đẩy sự phát triển cơ tay và khớp, kích thích xúc giác ngón tay, cải thiện khả năng nắm của bàn tay. Nếu thấy bé nắm tay, mẹ nên làm như sau:

Trẻ sơ sinh thích nắm chặt tay, mẹ có cần nắn thẳng ra ko? Bí mật về phản xạ sinh lý của trẻ mà mẹ không biết

1. Để em bé giữ ngón tay trỏ của mẹ

Mẹ hãy để em bé nằm thẳng trên giường, nhẹ nhàng chạm vào tay em bé, em bé sẽ nắm tay mẹ. Lúc này, người mẹ hãy cho phép em bé giữ ngón tay trỏ của mình và sau khoảng 30 giây, lấy ngón tay ra rồi lại tiếp tục cho bé nắm tay bạn. Mẹ cũng có thể massage bàn tay bé, bắt đầu massage từ lòng bàn tay, mu bàn tay và từng ngón tay bé.

2. Mẹ và bé bắt tay nhau

Lúc đầu, em bé không biết bàn tay nhỏ bé của mình có thể làm gì. Mẹ nên hướng dẫn bé làm những động tác khác nhau, chẳng hạn như bắt tay.

Quỳnh Trang/Theo Sohu

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Những ứng viên 'đe dọa' ngôi nữ hoàng giải trí của Hà Hồ