Trẻ con lắc đầu liên tục trong ngày có phải mắc bệnh về não?
2019-01-12 14:37
- Nếu bé chỉ lắc đầu không thì hoàn toàn vô hại. Tuy nhiên nếu kèm theo những dấu hiệu khác thì bố mẹ cần phải đặc biệt lưu ý.
Tin liên quan
Nhiều ông bố bà mẹ chia sẻ, con mình hay có hiện tượng lắc đầu, nhưng mỗi bé lại có mức độ khác nhau. Có bé lắc nhiều, có bé lắc ít, thỉnh thoảng mới lắc đầu, thường là trước khi ngủ, lúc ăn hoặc trong khi chơi đùa. Một số bậc cha mẹ cho rằng hiện tượng này hoàn toàn bình thường, bỏ qua và bé tự hết. Nhưng cũng có những bé, lắc đầu tăng nặng, kèm theo suy sút về sức khỏe, cân nặng và chất lượng ăn, ngủ.
Hành vi này được xem là bình thường khi bé có các cử động nhịp nhàng mang tính rập khuôn và gắn liền với giấc ngủ. Nó thường xuất hiện quanh giấc ngủ trưa và ngủ tối (khi bé buồn ngủ) và tiếp tục duy trì hoặc tái xuất hiện khi bé tỉnh giấc trong đêm. Nếu trẻ khỏe mạnh phát triển bình thường và chỉ thường xuyên lắc đầu về đêm hay vào giờ ngủ trưa thì cha mẹ không cần lo lắng – đây là cách trẻ dùng để tự đưa mình vào giấc ngủ. Hiện tượng này gặp ở rất nhiều trẻ khỏe mạnh, thường bắt đầu ở độ tuổi 6-9 tháng.
Nghiên cứu của Thụy Điển công bố năm 1971 cho thấy 2/3 số trẻ 9 tháng tuổi có biểu hiện rối loạn vận động nhịp nhàng ở dạng này hay dạng khác, mà lắc đầu là chủ yếu. Hành vi này thường tự mất đi khi bé lên 2-3 tuổi và chỉ còn gặp ở 6% trẻ 5 tuổi. Tuy nhiên, các vận động nhịp nhàng vẫn có thể tồn tại sau độ tuổi này. Nghiên cứu của Canada thực hiện trên 1.353 trẻ em cho thấy vẫn còn 3% trẻ có tình trạng rối loạn vận động nhịp nhàng khi 13 tuổi.
Nếu bé chỉ lắc đầu không thì hoàn toàn vô hại. Tuy nhiên nếu kèm theo những dấu hiệu khác thì bố mẹ cần phải đặc biệt lưu ý. Nếu bé lắc đầu liên tục, đi kèm ngủ kém, rụng tóc vành khăn, đổ mồ hôi trộm nhiều… có thể nguyên nhân do thiếu canxi. Còn nếu lắc đầu kèm theo quấy khóc, kéo tai, ráy tai có mùi hôi… rất có thể bé gặp vấn đề về tai.
Điều đặc biệt là trẻ lắc đầu liên tục thì chưa đủ cơ sở kết luận vấn đề về thần kinh, nếu khám và xác định tai bé bình thường, cha mẹ có thể đưa con đi kiểm tra chuyên khoa thần kinh nhi để có kết luận chính xác. Thay vì suy đoán mò, dẫn đến hoang mang, lo sợ, nếu thấy con lắc đầu bất thường, cha mẹ nên tìm đến bác sĩ, người có chuyên môn để được tư vấn và xử trí kịp thời. Nhưng nếu bé vẫn ăn ngủ tốt, phản ứng tốt với ánh sáng, âm thanh thì đó là cách em bé tự vỗ về, trấn tĩnh mình chứ không phải là có vấn đề về não. Còn sự khác biệt giữa khả năng có bệnh và không có bệnh thì phải dựa vào kiến thức, kinh nghiệm, trực giác, bản năng của bố mẹ.
Bạn nghĩ thế nào về vấn đề này, liệu bé hay lắc đầu có phải là một biểu hiện nguy hiểm mà ai cũng cần phải chú ý?
Nếu bé chỉ lắc đầu không thì hoàn toàn vô hại. Tuy nhiên nếu kèm theo những dấu hiệu khác thì bố mẹ cần phải đặc biệt lưu ý. Nếu bé lắc đầu liên tục, đi kèm ngủ kém, rụng tóc vành khăn, đổ mồ hôi trộm nhiều… có thể nguyên nhân do thiếu canxi. Còn nếu lắc đầu kèm theo quấy khóc, kéo tai, ráy tai có mùi hôi… rất có thể bé gặp vấn đề về tai.
Điều đặc biệt là trẻ lắc đầu liên tục thì chưa đủ cơ sở kết luận vấn đề về thần kinh, nếu khám và xác định tai bé bình thường, cha mẹ có thể đưa con đi kiểm tra chuyên khoa thần kinh nhi để có kết luận chính xác. Thay vì suy đoán mò, dẫn đến hoang mang, lo sợ, nếu thấy con lắc đầu bất thường, cha mẹ nên tìm đến bác sĩ, người có chuyên môn để được tư vấn và xử trí kịp thời. Nhưng nếu bé vẫn ăn ngủ tốt, phản ứng tốt với ánh sáng, âm thanh thì đó là cách em bé tự vỗ về, trấn tĩnh mình chứ không phải là có vấn đề về não. Còn sự khác biệt giữa khả năng có bệnh và không có bệnh thì phải dựa vào kiến thức, kinh nghiệm, trực giác, bản năng của bố mẹ.
Bạn nghĩ thế nào về vấn đề này, liệu bé hay lắc đầu có phải là một biểu hiện nguy hiểm mà ai cũng cần phải chú ý?
Theo Oxxi
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất
Làm gì khi con gái hết yêu?