Trẻ có những “thói quen xấu” này lại chứng tỏ trí lực phát triển tốt

Thiên Khuê 2019-07-07 09:35
- Bố mẹ cảm thấy phiền não vì con có những hành động nghịch ngợm. Tuy nhiên thực tế, khi trẻ đã được 1 tuổi mà có những biểu hiện tưởng như “thói quen xấu” lại là minh chứng trí lực trẻ đang phát triển tốt.

Trẻ thích ngậm và mút tay

Trong tình huống bình thường thì khi trẻ khoảng 3 đến 4 tháng tuổi đã bắt đầu tỏ ra thích bú mút ngón tay của mình. Người lớn khi chăm trẻ phát hiện hành động này luôn cảm thấy mất vệ sinh, không an toàn cho sức khỏe của trẻ.

Kỳ thực, trẻ nhỏ thích “ăn” tay là một biểu hiện bình thường của sự phát triển tâm lý. Năm đầu tiên sau khi trẻ chào đời được gọi là “thời kỳ khẩu dục” (giai đoạn mà trẻ có sự ham muốn ở miệng), đây là giai đoạn cơ sở đầu tiên trong quá trình phát triển nhân cách.

Trẻ có những “thói quen xấu” này lại chứng tỏ trí lực phát triển tốt

Trẻ chủ yếu thông qua miệng để khám phá bản thân và thế giới bên ngoài. Chính vì vậy, với hành vi ngậm mút tay của trẻ, bố mẹ không nên quá lo lắng và phản ứng mạnh mẽ để tránh cho trẻ sợ hãi, ảnh hưởng không tốt đến tâm lý.

Điều quan trọng là giữ cho tay của trẻ luôn sạch sẽ, đồng thời vỗ về và ở cạnh trẻ nhiều hơn, cùng trẻ chơi đùa, đem sự chú ý của trẻ chuyển đến sự vật khác như tranh ảnh, đồ chơi v.v… để kích thích trí não của trẻ.

Trẻ thường xuyên quăng ném đồ vật

Đến giai đoạn khoảng 6 đến 7 tháng tuổi, trẻ luôn thích cầm bất cứ đồ vật gì và ném nó xuống đất. Người lớn có thể cho rằng hành vi này chứng tỏ trẻ là đứa con nghịch ngợm, dễ bốc đồng. Thực tế đối với trẻ, sở thích quăng ném này cũng là một kiểu “trò chơi trẻ con”.

Trẻ có những “thói quen xấu” này lại chứng tỏ trí lực phát triển tốt

Trong quá trình trẻ lặp đi lặp lại động tác “trò chơi” này, trẻ sẽ càng tăng thêm nhận thức về các vật thể, môi trường xung quanh, còn có thể luyện tập khả năng điều tiết phối hợp của tay và mắt. Đây cũng được xem là cơ sở cho sự phát triển tri thức về sau.

Lúc này, bố mẹ nên chuẩn bị cho trẻ những món đồ chơi tương đối mềm và không vỡ, đồng thời có thể cùng chơi với trẻ, hỗ trợ trẻ biết thêm nhiều cách “quăng ném” có mục tiêu hơn. Như vậy, bạn vừa tăng thêm sự gắn bó với trẻ, vừa xây dựng sự tự tin, sáng tạo và phát triển trí lực cho trẻ.

Trẻ cứ cầm giấy trong tay là xé

Trẻ có những “thói quen xấu” này lại chứng tỏ trí lực phát triển tốt

Bất kể là loại giấy gì, bao gồm tập sách, tranh ảnh hay thậm chí là giấy vệ sinh thì trẻ vẫn thích xé vụn ra, có khi còn cho luôn vào miệng. Đây là một cách “học tập” khả năng phối hợp động tác tay và mắt ở trẻ khoảng 6 đến 7 tháng tuổi, khá tương tự với hành vi ném đồ vật.

Ban đầu, khi cầm giấy trong tay, trẻ sẽ tăng thêm hiểu biết về cách cầm nắm, đồng thời phát hiện bàn tay mình có thể thay đổi hình dạng của tờ giấy, còn có âm thanh khi xé giấy thật mới lạ và thích thú.

Chính vì vậy, bạn không nên tỏ ra khó chịu khi trẻ phá hỏng giấy, tốt nhất là chuẩn bị những tờ giấy đem lại cảm giác khác nhau, giúp trẻ phát triển sự nhạy cảm của xúc giác, đồng thời qua quá trình cầm, vò, xé, vứt còn giúp các khớp tay linh hoạt hơn. Tuy nhiên, khi trẻ chơi đùa với giấy, người lớn vẫn nên bên cạnh chú ý, không để trẻ ă và nuốt giấy, tránh sự cố đáng tiếc.

Trẻ luôn bò khắp nơi

Trẻ có những “thói quen xấu” này lại chứng tỏ trí lực phát triển tốt

Khoảng 8 đến 9 tháng tuổi, trẻ bắt đầu học bò và phát hiện bản thân có thể tìm tòi, khám phá mọi thứ ở phạm vi rộng hơn mà không cần bố mẹ bế đi. Lúc này, trẻ cực kỳ hưng phấn với khả năng của mình.

Chình vì vậy, sở thích bò khắp nơi ở trẻ là bước đầu tiên để trẻ tiến hành tập đi sau đó. Trong quá trình bò, trẻ có thể tăng cường khả năng phối hợp tứ chi và cả cơ thể, trẻ còn chủ động tiếp xúc và nhận biết nhiều sự vật hơn, kích thích trí não phát triển.

Thiên Khuê

Nguồn: Sina, Sohu

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

5 bài tập yoga chưa đầy 1 phút khiến gương mặt bạn trẻ ra cả chục tuổi