Trẻ có 2 đặc điểm này, cho thấy chiều cao chậm phát triển, bố mẹ cần chú ý

Quỳnh Trang 2020-05-16 06:00
- Phát triển chiều cao cho trẻ là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm.
Chiều cao của trẻ là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm. Ngoài cân nặng, bạn cũng cần chú ý theo dõi chiều cao của trẻ. Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy trẻ khó có thể cao thêm nữa.

Kết quả đo chiều cao của trẻ thấp hơn chiều cao tiêu chuẩn cùng tuổi

Trẻ có tầm vóc thấp bé là những trẻ có chiều cao thấp hơn từ 1-2 mốc so với chiều cao trung bình của trẻ em cùng tuổi, cùng giới tính và cùng chủng tộc. Bố mẹ muốn biết trẻ có thấp bé hay không, cách đơn giản nhất là dùng thước đo chiều cao của trẻ, sau đó so sánh kết quả với chiều cao tiêu chuẩn. 

Nếu kết quả đo chiều cao cho thấy trẻ thấp hơn đáng kể so với trẻ cùng tuổi. Điều đó có nghĩa là trong tương lai, trẻ có thể có chiều cao khiêm tốn, bố mẹ nên can thiệp kịp thời.

Trẻ có 2 đặc điểm này, cho thấy chiều cao chậm phát triển, bố mẹ cần chú ý

 Tuổi xương của trẻ nhỏ hơn 2 tuổi

Các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đi đo tuổi xương mỗi năm một lần khi trẻ tròn 3 tuổi, để tìm hiểu xem trẻ có chậm phát triển, tầm vóc thấp bé hay dậy thì sớm. Tuổi xương là gì? Trên thực tế, tuổi xương là khái niệm dùng để đánh giá mức độ trưởng thành của hệ xương, dựa vào nhân cốt hóa xương chi. Trong giai đoạn phát triển từ một đứa trẻ sơ sinh cho đến độ tuổi thanh thiếu niên, có một sự tương quan giữa tuổi xương so với tuổi khai sinh, thường là không quá 10%.  Tuổi xương có thể được đo bằng cách chụp X- quang.

Nói chung đối với một đứa trẻ lớn hơn, tuổi xương của nó trẻ là bình thường hoặc lớn hơn tuổi thực tế là 2 tuổi. Ngược lại, nếu trẻ thấp bé, tuổi xương của bé sẽ nhỏ hơn thực tế 2 tuổi. Ví dụ, tuổi thật của 1 đứa trẻ là 10 tuổi nhưng trẻ chỉ cao bằng một đứa bé 7 tuổi.

Trẻ có 2 đặc điểm này, cho thấy chiều cao chậm phát triển, bố mẹ cần chú ý

Tốc độ tăng trưởng của trẻ dưới mức dưới trung bình

Cha mẹ cũng có thể biết liệu trẻ có bị rối loạn tăng trưởng hay không bằng cách theo dõi tốc độ tăng trưởng của trẻ. Điều này đòi hỏi cha mẹ thường xuyên theo dõi chiều cao của trẻ. Nói chung, chiều cao của của trẻ 1 tuổi cần tăng hơn 25 cm so với lúc mới sinh và chiều cao của năm thứ 2 không dưới 10cm. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng của trẻ em ở độ tuổi 3-9 khá chậm, đạt khoảng 5-7cm mỗi năm. Khi bé đạt 9-14 tuổi, chiều cao của trẻ sẽ tăng khoảng 6cm mỗi năm.

Trẻ có 2 đặc điểm này, cho thấy chiều cao chậm phát triển, bố mẹ cần chú ý

Quỳnh Trang/Theo Sohu

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Các anh đã biết về 'quy tắc con số 4' chưa?