Thai nhi 34 tuần tuổi "khác biệt" thế nào?

2016-10-16 10:31
- Mặc dù tỉ lệ sống nếu sinh hạ bé trong tuần này là rất cao, để bé sinh sống trong tử cung vẫn là lựa chọn hoàn hảo nhất.

Dưới đây là những thay đổi cụ thể của thai nhi và cơ thể mẹ trong tuần này:

Sự phát triển của thai nhi

Đã dài khoảng 46cm và nặng gần 2,4kg, em bé vẫn đang bận bịu với sự phát triển qua từng tuần liên tiếp, cùng với chất béo được tích lũy xung quanh cơ thể, hai tay và chân. Em bé hiện có thể nhắm mắt khi ngủ và mở mắt khi thức giấc. Các cơ quan nội tạng đã hoàn thiện hoàn toàn, ngoại trừ phổi. Phổi sẽ chưa phát triển đầy đủ cho tới tuần thứ 36.

Mặc dù tỉ lệ sống nếu sinh hạ bé trong tuần này là rất cao, để bé sinh sống trong tử cung vẫn là lựa chọn hoàn hảo nhất. Các kháng thế của mẹ sẽ đi qua đường dây rốn tới phôi thai, giúp bé hình thành hệ thống miễn dịch riêng. Một đứa trẻ khỏe mạnh được sinh ra trong tuần 34 vẫn cần phải kiểm tra sức khỏe và dành sự quan tâm nhiều hơn tại phòng chăm sóc dành riêng cho trẻ một tháng tuổi, nhưng sẽ không cần đến quá nhiều sự can thiệp từ thuốc.

Nếu trong trường hợp em bé bị sinh non, một mũi tiêm Steroid trước khi sinh sẽ đẩy nhanh quá trình hoàn thiện phổi của trẻ.

Bởi phần lưng cơ thể trở nên nặng hơn, em bé sẽ chuyển động theo hướng mà bạn nghiêng. Bé có thể thay đổi vị trí để tựa lưng vào phía lưng bạn, giúp cơ thể hai người có thể thẳng hàng, đặc biệt khi bạn ngồi nhiều. Nếu bạn chà xát bụng mình, em bé có thể cảm thấy sự chuyển động.

Thai nhi 34 tuần tuổi: Vẫn 'bận rộn' lớn lên.

Phần lưng cơ thể trở nên nặng hơn, bé sẽ chuyển động theo hướng mẹ nghiêng (Ảnh minh họa)

Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ

Bụng của bạn vẫn tiếp tục to ra cũng như cân nặng tăng lên, vị trí mới của phôi thai sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu và bị đau lưng. Bạn có thể cảm thấy chán nản, nhưng hãy nhớ chỉ còn hơn một tháng nữa là con bạn sẽ chào đời. Những giấc ngủ ngắn sẽ giúp làm dịu đi phần nào sự mệt mỏi mang lại. Nếu trước đây chưa từng bị, thì giờ bạn sẽ có thể trải qua những vấn đề phổ biến mà quý cuối trong thời kì mang thai đem lại như chứng táo bón, khó tiêu, ợ nóng, đổ mồ hôi ở mắt cá chân và bàn chân, chuột rút. Tuy nhiên, bạn cũng có thể không mắc phải những triệu chứng đó trong suốt quá trình mang thai còn lại.

Những lưu ý cần thiết cho mẹ

Bạn nên có một cuộc hẹn khám thai trong tuần này với nữ hộ sinh và bác sĩ, người mà có thể đo size vùng bụng, đo lường lượng máu và kiểm tra lượng protein trong nước tiểu của bạn. Họ cũng sẽ đưa cho bạn kết quả về những lần chụp hay nội soi lần trước. Hiện giờ bạn đang cận kề tới ngày sinh nở, nữ hộ sinh và bác sĩ sẽ nhắc bạn những thông tin cần thiết để bạn chuẩn bị. Bạn nên bàn bạc về các kế hoạch sinh nở và tìm phương án đối đầu với những cơn đau đẻ, và nữ hộ sinh cũng như bác sĩ sẽ đưa ra các lời khuyên để bạn nhận biết các triệu chứng của các cơn đau đẻ.

Nếu bạn xét nghiệm bản thân trong tình trạng âm tính Rhesus, còn bố đứa bé thì dương tính Rhesus, bạn nên đi tiêm một mũi kháng thể-D vào tuần này, cũng như sau khi sinh và tuần thứ 28 sau đó, để ngăn ngừa các rắc rối về việc sinh nở trong tương lai.

Bạn có thể giúp con bạn ở tư thế tốt nhất cho việc sinh nở, nghĩa là đầu bé sẽ hướng xuống và úp mặt vào lưng bạn. Để làm điều này, bạn có thể thử ngồi vào một chiếc ghế xoay và úp người vào phần lưng ghế, hoặc sử dụng quả bóng hỗ trợ sinh nở để ngồi dựa vào phía trước. Hạn chế ngồi vào những chiếc ghế tựa hay sofa để bạn dựa lưng. Bạn cũng nên tránh ngồi xổm và ngồi khoanh chân.

BTV (Tồng hợp)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


5 bài tập giảm đau mỏi vai gáy ngay trên ghế làm việc