Những điều thú vị khi trẻ sơ sinh nằm mơ, mẹ đọc sẽ ngỡ ngàng

Thiên Khuê 2018-11-21 11:12
- Không ít các mẹ phát hiện bé vừa chào đời chưa được bao lâu thì đã có những biểu hiện khác nhau trên khuôn mặt lúc ngủ say, chẳng hạn như nhíu mày hay mỉm cười v.v… Vậy trẻ sơ sinh có thật sự nằm mơ như người lớn không?

Sự thật thú vị: Trẻ đã bắt đầu mơ ngay khi còn nằm trong bụng mẹ

Thoạt nghe có vẻ như điều này quả là kỳ diệu, nhưng đó không phải là phán đoán vô căn cứ. Các chuyên gia sức khỏe đã có nhiều cuộc kiểm tra, thực nghiệm về hiện tượng nằm mơ ở thai nhi. Họ thông qua trắc nghiệm điện não đồ, phát hiện toàn bộ quá trình giấc ngủ có thể chia thành 2 phần: “thời kỳ cử động mắt nhanh” và “thời kỳ cử động mắt chậm”.

Trong quá trình của “thời kỳ cử động mắt nhanh”, não bộ không ngừng xử lý các ký ức đã thu nạp vào ban ngày, và chính trong quá trình này sẽ sinh ra những giấc mơ. Nghiên cứu khoa học còn cho thấy, ngay cả khi trẻ còn nằm trong bụng mẹ, nhãn cầu cũng có “thời kỳ cử động nhanh”, cũng đồng nghĩa lúc này thai nhi đang ở trạng thái ngủ rất dao động, cũng tức là trạng thái nằm mơ.

Những điều thú vị khi trẻ sơ sinh nằm mơ

Trẻ sơ sinh có nằm mơ nhiều không?

Tuy đã rơi vào trạng thái ngủ nhưng não bộ bé nhỏ của trẻ vẫn có thể linh hoạt như lúc còn thức. Theo thống kê cho thấy, thời gian trẻ sơ sinh nằm mơ thậm chí còn nhiều gấp đôi so với trẻ lớn và người trưởng thành. Nguyên nhân là do lúc này trẻ chỉ vừa bắt đầu tiếp xúc với thế giới bên ngoài, vô số thông tin mới mẻ sẽ được bé tiếp nhận vào ban ngày, cho nên sẽ dễ tạo thành những giấc mơ khi bé ngủ.

Khi trẻ nằm mơ, các sóng não rất linh hoạt và sẽ tiêu hao một lượng lớn năng lượng, cụ thể chính là Protein, vì vậy sau khi ngủ dậy bé sẽ dễ có cảm giác đói. Trẻ sơ sinh có hiện tượng nằm mớ rất nhiều, bởi vì ngủ chính là quá trình trẻ biến những ký ức ngắn thành ký ức dài, là một yếu tố quan trọng cho việc học hỏi của bé dần dần về sau.

Trẻ thường xuyên nằm mơ có ảnh hưởng đến sự phát triển?

Đa số người trưởng thành sau khi nằm mơ, lúc thức dậy thường cảm thấy mệt mỏi. Vậy thì hiện tượng này với trẻ có giống như vậy không? Giấc ngủ ở “thời kỳ cử động mắt nhanh” đặc biệt quan trọng đối với não bộ của trẻ sơ sinh đang trong quá trình phát dục. Nó có thể thúc đẩy sự phát triển của hệ thống thần kinh. Vì vậy có thể nói, nằm mơ với tần suất cao lại đúng lúc là một quá trình sinh lý cần thiết giúp hệ thần kinh của trẻ phát triển tốt.

Những điều thú vị khi trẻ sơ sinh nằm mơ

Ngược lại, nếu trẻ ít nằm mơ hoặc gần như ngủ rất say mà không có biểu hiện nằm mơ thì về lâm sàng có thể thấy trí lực của trẻ tương đối thấp. Chính vì vậy mà bố mẹ không nên lo lắng khi trẻ nằm mơ nhiều, vì điều này có lợi để nâng cao trí lực cho trẻ.

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh nên dài bao nhiêu?

Mỗi ngày, trẻ sơ sinh ngủ từ 18 đến 20 tiếng đồng hồ, trừ lúc bú sữa, tiêu tiểu thì hầu hết thời gian dù ban ngày hay ban đêm, trẻ đều chỉ ngủ. Khi trẻ được 2 tháng tuổi, thời gian ngủ rút ngắn một chút, thông thường khoảng 15 đến 16 tiếng.

Trong suốt quá trình ngủ tương đối nhiều này thì tần suất trẻ có những thay đổi về biểu hiện trên khuôn mặt, thậm chí là quơ quào tay chân thì bố mẹ cũng không cần quá lo lắng, chỉ là trẻ đang có những giấc mơ mà thôi. Và nó không hề ảnh hưởng đến giấc ngủ hay sức khỏe của bé.

Thiên Khuê

Nguồn: Pcbaby, Kknews

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Dưa hấu - THẦN DƯỢC trẻ hóa, giúp da tuổi 50 căng khỏe như đôi mươi