Nhiều mẹ không biết: Chiều dài xương mũi thai nhi là chỉ số phát triển quan trọng

2020-10-03 15:00
- Các chỉ số của thai nhi trong mỗi giai đoạn phát triển sẽ có sự khác biệt và nó cũng phản ánh tình trạng sức khỏe của bé. Rất nhiều mẹ quan tâm đến chiều dài xương mũi thai nhi và tìm hiểu về tầm quan trọng của nó.

Những chỉ số để đánh giá sự phát triển của thai nhi trong từng giai đoạn khá nhiều. Trong đó, được chú ý nhất đó là chiều dài xương mũi thai nhi và các chuyên gia nhận định chiều dài xương mũi thai nhi là một chỉ số đặc biệt quan trọng mà bà bầu không thể bỏ qua.

Chiều dài xương mũi thai nhi mang ý nghĩa gì?

Chiều dài xương mũi thai nhi là một thước đo chuẩn về tình hình phát triển và sự ổn định của thai nhi trong bụng mẹ.

Nhiều mẹ không biết: Chiều dài xương mũi thai nhi là chỉ số phát triển quan trọng

Chiều dài xương mũi thai nhi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì nó liên quan trực tiếp đến hội chứng Down bẩm sinh. Theo như những gì các nhà nghiên cứu, trong 100 thai nhi không thể đo được chiều dài xương mũi ở 3 tháng đầu thai kỳ, có đến 73 trường hợp sau sinh bị hội chứng Down. Nếu trong 3 tháng tiếp theo của thai kỳ, chiều dài xương mũi vẫn không thể đo được vì không có hoặc quá ngắn thì nguy cơ trẻ sinh ra bị Down sẽ càng cao.

Chiều dài của xương mũi có 2 trường hợp bất thường đó là:

– Bất sản xương mũi: Đây là tình trạng thai nhi không có xương mũi.

– Thiểu sản xương mũi: Đây còn gọi là tình trạng bất sản xương mũi một phần. Tình trạng này cho thấy chiều dài xương mũi của thai nhi ngắn hơn so với những tiêu chuẩn của từng tuần tuổi thai.

Chiều dài xương mũi thai nhi được đo vào tháng thứ mấy?

Đa phần khi thai nhi được 4 tuần, xương mũi sẽ bắt đầu phát triển. Cuối tuần thai thứ 11, những bộ phận cơ bản nhất của mũi thai nhi đã được hình thành. Đây cũng là thời điểm thích hợp nhất để các bà bầu đến bệnh viện và tiến hành đo chiều dài xương mũi thai nhi.

Nhiều mẹ không biết: Chiều dài xương mũi thai nhi là chỉ số phát triển quan trọng

Khi thai nhi sau khi siêu âm được bác sĩ thông báo chiều dài xương mũi không có hoặc ngắn. Thai nhi sẽ có nguy cơ bị hội chứng Down, chiều dài xương mũi càng ngắn so với tuổi chuẩn của tuần thai thì tỷ lệ mắc bệnh Down càng lớn. Trong tam cá nguyệt thứ 2, mẹ bầu nên đến bệnh viện kiểm tra lại chiều dài xương mũi của thai nhi một lần nữa, có thể kết hợp phương pháp chọc ối để nhận được kết quả kiểm tra chính xác nhất.

Những yếu tố nào có liên quan đến chiều dài xương mũi thai nhi

Cũng giống với những chỉ số khác, chiều dài xương mũi của thai nhi cũng sẽ phụ thuộc vào những chỉ số khác nhau như:

– Tuổi thai: Thai nhi có tuổi thai càng cao thì chiều dài xương mũi sẽ càng lớn.

– Di truyền: Bố mẹ có chiều dài xương mũi lớn thì con sinh ra sẽ

– Dân tộc: Người Châu Mỹ, Châu Âu sẽ có chiều dài xương mũi cao hơn so với người Châu Á.

Thông thường, chiều dài xương mũi của thai nhi như sau:

– Tuần thai 11: 1,97mm.

– Tuần thai 12: 2.37mm.

– Tuần thai 13: 2,90mm.

– Tuần thai 14: 3,44mm.

– Tuần thai 15: 4.05mm.

– Từ tuần thai 20: Chiều dài từ 4.5mm trở lên là thai nhi phát triển bình thường

Đo chiều dài xương mũi thai nhi giúp bố mẹ biết rõ tình hình phát triển của con yêu. Mẹ bầu nên xét nghiệm chiều dài xương mũi của thai đúng vào tuần cuối của tam cá nguyệt đầu tiên.

Theo Suckhoe24h

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


3 phim Hoa ngữ bị 'đắp chiếu' vô thời hạn vì scandal của diễn viên chính