Mua đồ sơ sinh cho bé một cách tiết kiệm nhưng vẫn đầy đủ nhất
Tin liên quan
Mua đồ sơ sinh cho bé là một trải nghiệm rất tuyệt vời với các bố mẹ. Ảnh Internet
1. Trước khi mua đồ sơ sinh cho bé, cần lên kế hoạch
Lên kế hoạch cho mọi việc luôn giúp chúng ta kiểm soát tốt tình hình. Việc mua sắm đồ sơ sinh cho bé cũng không ngoại lệ.
Đồ cho em bé nói chung có rất nhiều khoản lắt nhắt, thêm vào đó, đồ cho các bé bây giờ quá phong phú dễ thương, lại thêm tâm trạng phấn khích vì sắp được gặp con,..các yếu tố này đều dễ dàng trở thành cái bẫy. Cái bẫy cũng rất đáng yêu này thường dẫn lối cho bố mẹ mua thật nhiều, tốn kém không ít nhưng cũng dễ rơi vào tình cảnh, món cần thì quá ít thậm chí là thiếu, còn món không quá cần lại dư thừa.
Để làm tốt đẹp chuyện mua sắm cho bé sơ sinh vẹn cả nhiều đường, chúng ta cần có kế hoạch là lẽ dĩ nhiên và cần thiết. Song, nên lên kế hoạch ra sao? Dưới đây là một số lưu ý rất hữu ích mà bố mẹ nên xem qua:
1.1. Lập danh sách đồ cần mua
Các đồ dùng cho trẻ nói chung, cho bé sơ sinh nói riêng thì cần rất nhiều nếu chúng ta cho đó là nhiều, nhưng nếu khoanh vùng lại thì đồ sơ sinh có các nhóm đồ dùng cơ bản, không khó kiểm soát như chúng ta nghĩ hay thường làm.
Do tâm lý của các bố mẹ thường là "cái này cũng cần cho con, cái kia cũng cần,...", thành ra dễ dẫn đến chuyện, ai cũng tạo ra một danh sách dài dằng dặc, dài nữa dài mãi và còn muốn bổ sung hoài.
Không ít mẹ luôn có tâm trạng "phòng hờ" nhỡ cần...nên khi lên danh sách thường kê rất nhiều. Ảnh Internet
Vậy lập danh sách như thế nào để hạn chế bớt những món đồ không quá cần thiết? Dưới đây là bí quyết 3 bước trong cách lập danh sách đồ cần mua dành cho bố mẹ:
Bước 1: Lập danh sách đồ sơ sinh cho bé theo giai đoạn
Các giai đoạn cụ thể gồm: Danh sách những món đồ cần thiết cho khoảng thời gian con mới sinh còn nằm trong viện. Danh sách những món đồ cần thiết cho 2 tuần đầu con đã được về nhà cùng gia đình. Danh sách những món đồ cần thiết cho 2 tuần sau đó. Đồ dùng cho tháng thứ 2 kể từ sau sinh
Bước 2: Ghi chú số lượng cụ thể từng món đồ trong từng nhóm
Bước 3: Bổ sung hoặc bớt đi những món không thực sự quá cần thiết
1.2. Rà soát danh sách ít nhất 3 lần trước thời điểm mua
Tại sao bố mẹ lại được khuyên rà soát nhiều lần như vậy trước thời điểm mua? Đơn giản là vì chúng sẽ giúp bố mẹ kiểm tra và lọc được kỹ càng nhất có thể, để: Bổ sung những món đồ rất cần thiết mà chúng ta lỡ quên hoặc không nghĩ ra tại các thời điểm lên danh sách hoặc kiểm tra. Giảm bớt những món đồ không cần thiết lắm hoặc tăng thêm những món đồ cần thiết. Lọc bỏ hẳn những món đồ chưa cần, hoặc có hay không có cũng không ảnh hưởng đến việc chăm sóc mẹ và bé sau sinh.
Rà soát nhiều lần để danh sách mua đồ được gọn nhất nhưng vẫn đủ nhất. Ảnh Internet
1.3. Xem xét quỹ tài chính dành riêng cho việc mua sắm đồ sơ sinh
Tài chính luôn là vấn đề cần xem xét mỗi lúc bàn đến chuyện mua sắm, khi mua đồ sơ sinh bố mẹ càng nên xem xét cẩn thận hơn.
Bất luận chúng ta thế nào chẳng hạn như tài chính dư giả, quỹ tài chính dành cho việc mua sắm đồ sơ sinh không phải bàn luận, hoặc phần dự trù của chúng ta khá dồi dào,...quỹ tài chính cho việc mua sắm đồ sơ sinh cho bé luôn cần được cân nhắc để tránh lãng phí.
1.4. Kiểm tra sơ qua giá của các món đồ dự định mua
Kiểm tra giá đồ sơ sinh không hẳn vì mục tiêu chắt bóp, mà là để chúng ta biết được các món đồ mua cho con ở những ngày đầu sau sinh có giá cả thế nào nhằm dễ cân nhắc. Ví dụ một món đồ dùng không thường xuyên thì không cần thiết phải mua loại đắt đỏ nhất. Hoặc, một món đồ mau phải thay - chúng ta có thể chọn loại sản phẩm có giá thành vừa phải nhưng vẫn an toàn và tốt cho bé là được.
Bố mẹ có thể kiểm tra sơ qua giá của các món đồ mình dự định mua trước. Ảnh Internet
2. 3 câu thần chú cần...ghi lòng tạc dạ khi mua sắm đồ cho bé sơ sinh
Có thể khi nói đến điều này nhiều người chưa có kinh nghiệm mua đồ sơ sinh sẽ thấy phải bật cười hoặc bất ngờ. Có một sự thật diễn ra và lặp đi lặp lại với nhiều bố mẹ là, số lượng đồ dùng mua cho bé sơ sinh cả tủ, nhưng khi dùng thì vẫn thiếu trong khi có những món thì lại thừa chẳng dùng hết, đến khi con lớn vẫn còn dư.
Ngay cả khi, bố mẹ có kinh nghiệm chia sẻ kinh nghiệm này hoặc nhắn nhủ kỹ càng những bố mẹ khác chưa có kinh nghiệm xin lời khuyên, họ vẫn mắc bẫy của chính mình vì không ít lần mua sắm quá tay.
Bố mẹ muốn tránh điều trên thì luôn ghi nhớ 3 câu thần chú sau đây nhé: Mua cái thực sự cần. Mua vừa đủ cho con dùng vì con lớn rất nhanh. Cái này đẹp nhưng cái kia tiện lợi và tốt cho bé hơn.
Cân nhắc và lựa chọn quyết đoán cũng là cách giúp bố mẹ mua đủ, không lãng phí. Ảnh Internet
3. Mua đồ sơ sinh cho bé
Khi đã lên kế hoạch mua sắm đồ sơ sinh, quỹ tài chính đã được tính toán và danh sách đã được chắt lọc, thì việc cuối cùng chính là điều khiến chúng ta thích thú nhất: mua đồ cho con. Vậy để mua đồ thì bố mẹ nên chọn nơi nào để mua, sắp xếp thời gian ra sao để việc đi mua được thoải mái nhất và được việc nhất? Ngay sau đây là một số mẹo hay để bố mẹ tham khảo.
3.1. Tham khảo nơi mua đồ sơ sinh từ những người có kinh nghiệm
Đây là điều khá hữu ích cho việc mua sắm đồ sơ sinh của các bố mẹ. Mặc dù có rất nhiều cửa hàng và thương hiệu đồ sơ sinh, nhưng chắc chắn, chúng ta không đủ sức để ghé đến tất cả những chỗ mà chúng ta muốn đến.
Do đó, tốt nhất, chúng ta có thể hỏi thăm người thân hoặc người quen đã từng có kinh nghiệm mua sắm đồ sơ sinh để có lời khuyên cụ thể về địa điểm mua, cho đỡ mất nhiều thời gian tìm kiếm chọn lựa.
Mẹ hãy tham khảo về nơi mua đồ từ những người đã có kinh nghiệm sẽ rất có ích. Ảnh Internet
3.2. Chia nhóm địa điểm mua đồ sơ sinh
Dù có thể tham khảo từ những người có kinh nghiệm hoặc tự chúng ta phải tìm kiếm và lọc ra, bố mẹ cũng nên chia nhóm địa điểm mua đồ sơ sinh cụ thể như: Nhóm một vài địa điểm để mua quần áo, khăn, mũ,... Nhóm một vài địa điểm để mua sữa Nhóm một vài địa điểm để mua giỏ đựng đồ, chậu tắm,.... Nhóm một vài địa điểm chỉ để tham quan Nhóm những món đồ có thể mua sắm trực tuyến tại các trang thương mại điện tử uy tín hoặc các shop đồ mẹ và bé uy tín - nơi có thể chọn mua trực tiếp trên trang web của họ, cũng như họ sẽ giao hàng tận nơi cho bố mẹ.
Nếu may mắn thì có thể chỉ chọn 1-2 địa điểm là chúng ta có thể mua đủ những gì mình cần theo danh sách, song cũng không loại trừ chúng ta phải đến nhiều hơn 2 địa điểm mới mua đủ. Vì thế, khi chia nhóm và có điểm đến dự phòng, chúng ta có thể nhanh chóng chuyển chỗ mua khi cần, mà không mất quá nhiều thời gian để đi tìm, hoặc chạy tới chạy lui sẽ rất mệt mỏi.
Bố mẹ có thể chia từng nhóm địa điểm ứng với các nhóm đồ để việc đi mua diễn ra thuận lợi hơn. Ảnh Internet
3.3. Đi mua đồ vào những khung thời gian thích hợp
Chọn thời gian thích hợp để đi mua sắm cũng là một trong những điều bố mẹ nên chú ý. Vì khi bầu bí, các mẹ bầu thường không thể đi lâu, đi nhiều, đi xa như lúc chưa có bầu được. Bên cạnh đó, việc chọn khung giờ phù hợp còn bảo đảm mẹ bầu luôn cảm thấy dễ chịu không bị nóng, ngột ngạt, và thoải mái trong suốt thời gian chọn đồ.
Ngoài việc chọn khung giờ thích hợp, bố mẹ cũng nên chia đều các lần mua sắm vào các ngày, khung giờ, dịp thuận tiện. Và mỗi khung giờ hãy gắn mục tiêu là mua xong một nhóm đồ nào đó. Điều này giúp bố mẹ vừa mua sắm vừa thư giãn, tận hưởng niềm vui khi mua đồ cho con, tránh được tình trạng mua dồn vào một lúc rất vất vả, mua cho xong, hoặc các lần đi mua quá sát nhau - như thế sẽ dễ khiến mẹ bầu bị mệt, mau chán.
Chọn khung giờ thích hợp để mẹ bầu không mệt và việc mua sắm không bị mau chán. Ảnh Internet
Mua đồ sơ sinh cho bé là một trải nghiệm cực kỳ lý thú và đáng để mong đợi, trải qua một cách vui vẻ, hạnh phúc. Chúc bố mẹ mua sắm thật thành công, tiết kiệm và cùng nhau trải qua những khoảnh khắc thật nhiều hân hoan.
Theo Yeutre.vn
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất