Mẹ phân vân không biết có nên bỏ cả trăm triệu để lưu trữ tế bào gốc cuống rốn cho con không thì hãy cân nhắc

2020-08-22 06:00
- Nhiều mẹ băn khoăn không biết có nên bỏ một số tiền lớn ra để lưu trữ tế bào gốc cuống rốn cho con không thì hãy cân nhắc sau khi đọc bài này.

Tế bào gốc cuống rốn là gì?

Thực chất máu cuống rốn là chỉ lượng máu còn lại trong tĩnh mạch dây rốn sau khi trẻ được sinh ra. Trẻ sinh đủ tháng thường có 80cc-120cc máu cuống rốn, nhưng sau khi tách huyết tương, lượng máu còn lại chỉ còn 44cc-66cc. Có một số lượng lớn tế bào gốc tạo máu và tế bào gốc trung mô trong máu dây rốn. Tế bào gốc này có khả năng tự đổi mới, tăng sinh cao và có khả năng phát triển thành bất kỳ loại tế bào cơ quan nào.

Mẹ phân vân không biết có nên bỏ cả trăm triệu để lưu trữ tế bào gốc cuống rốn cho con không thì hãy cân nhắc

Lưu trữ tế bào gốc cuống rốn để làm gì?

Trong số hai loại tế bào gốc có trong máu cuống rốn, hầu hết chúng là tế bào gốc tạo máu và một lượng nhỏ tế bào gốc trung mô. Tế bào gốc tạo máu có thể xây dựng lại hệ thống miễn dịch và tạo máu của con người. Ghép tế bào gốc tạo máu có thể được sử dụng để điều trị các bệnh về hệ thống máu, hệ thống miễn dịch, cũng như các bệnh chuyển hóa di truyền và bẩm sinh.

Trên thực tế, tế bào gốc có thể được chiết xuất trực tiếp từ cơ thể con người như tủy xương, mô mỡ, máu ngoại vi, tủy răng nhưng quy trình phức tạp và tốn nhiều thời gian hơn. Đồng thời, điều kiện phù hợp của tế bào gốc trưởng thành nghiêm ngặt hơn và khả năng bị đào thải sau khi cấy ghép cao hơn. 

Tế bào gốc cuống rốn thường được dùng trong các trường hợp nào?

Mẹ phân vân không biết có nên bỏ cả trăm triệu để lưu trữ tế bào gốc cuống rốn cho con không thì hãy cân nhắc

Cấy ghép tự thân

Tế bào gốc máu cuống rốn của chính trẻ có thể được lưu trữ và trẻ có thể sử dụng máu cuống rốn của chính mình nếu cần trong tương lai. Tuy nhiên, tính khả thi của tình huống này là tương đối thấp. Vì nếu trẻ đang mắc bệnh ung thư máu hoặc các bệnh di truyền khác thì ghép tự thân là không phù hợp vì suy cho cùng thì các tế bào gốc này vẫn còn nguyên gen, ghép tự thân sẽ khiến bệnh tái phát.

Cấy ghép cho người thân

Tế bào gốc máu cuống rốn của trẻ được lưu trữ và áp dụng cho anh chị em hoặc các thành viên khác trong gia đình. Xác suất trùng hợp của máu dây rốn anh chị em là khoảng 25%. Ở đây: Các ông bố bà mẹ phải lưu ý rằng việc điều trị tế bào gốc trung mô cho bệnh tiểu đường, bại não, chấn thương não, bệnh tim, đột quỵ, bệnh cột sống và viêm khớp chỉ được thử nghiệm lâm sàng.

Nói cách khác, với công nghệ y học hiện nay, các công dụng chữa bệnh của tế bào gốc máu cuống rốn chỉ giới hạn ở các bệnh về hệ thống miễn dịch và hệ tạo máu, và hầu hết chúng đều là cấy ghép. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng xác suất trẻ em sẽ sử dụng tế bào gốc máu cuống rốn của chính mình để cấy ghép tự thân trước 20 tuổi chỉ là 1/20000 đến 1/2700.

Vì thế có nên lấy máu cuống rốn để lưu trữ hay không còn cứ vào khả năng tài chính của từng gia đình. Nếu có điều kiện, bạn có thể lưu trữ vì biết đâu trong tương lai có thể dùng đến.

Moon/Theo Sohu

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

5 điểm du ngoạn thú vị không thể bỏ qua khi đến Ninh Bình