Mang bầu cứ "thòm thèm" mì tôm, mẹ ăn có sao không và có gây hại gì cho thai nhi?

2019-02-28 19:02
- Dù biết chẳng "bổ béo" gì nhưng nhiều mẹ bầu tâm sự trong suốt thai kỳ, mình rất thèm ăn mì ăn liền.

Người châu Á chúng ta vẫn luôn thích mì ăn liền dù biết đó không phải là món ăn lành mạnh hay giàu dinh dưỡng. Những nếu bạn lại thèm món ăn "không bổ béo gì" này vào đúng thời gian mang thai thì sao? Nhiều mẹ bầu vẫn thắc mắc liệu ăn mì ăn liền có đảm bảo an toàn cho con không?  

Câu trả lời là mẹ bầu nên hạn chế và tốt nhất là không ăn mì ăn liền, không chỉ bởi nó không có giá trị dinh dưỡng mà còn vì hai lý do sau đây:   

1. Mì ăn liền chứa hàm lượng muối cao   

Một gói mì ăn liền sẽ chưa khoảng 1722mg natri. Trên thực tế các chuyên gia khuyên mọi người nên giới hạn lượng natri nạp vào cơ thể mỗi ngày ở mức trong khoảng từ 1500mg đến 2300mg. Vì vậy, chỉ cần một gói mì ăn liền đã vừa bằng với con số yêu cầu này. Các bác sĩ khuyên rằng nên theo dõi lượng muối trong cơ thể vì nó có thể gây ra tình trạng huyết áp cao hoặc chứng tăng huyết áp.  

 Mang bầu cứ thòm thèm mì tôm, mẹ ăn có gây hại gì cho thai nhi?

Mì tôm chứa hàm lượng muối cao, không tốt cho mẹ bầu. (Ảnh minh họa)  

Trong quá trình mang thai, bạn cần hết sức lưu ý tới huyết áp vì tăng huyết áp có thể dẫn đến nhiều biến chứng về sức khỏe. Nhưng các bà mẹ tương lai cần phải đề phòng đặc biệt đối với một căn bệnh gọi là “tiền sản giật”, có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của cả mẹ và em bé.  

Các nhà khoa học đã tiến hành những nghiên cứu và chứng minh rằng việc giảm hàm lượng muối trong thực phẩm hàng ngày sẽ giúp giảm tình trạng huyết áp cao. Một nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng ăn ít muối sẽ làm giảm tới 30% nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. 

Vì vậy, việc các mẹ bầu nên tránh ăn quá nhiều thức ăn chứa muối, đặc biệt là thực phẩm có hàm lượng natri cao như mì ăn liền là hoàn toàn hợp lí.  

2. Mì ăn liền chứa  nhiều hóa chất tổng hợp như chất bảo quản và phẩm màu   

Có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra những rủi ro về sức khỏe do các chất phụ gia gây nên. Khi mang thai, một số chất phụ gia nếu được dùng với số lượng lớn, có thể có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và thậm chí là não bộ của em bé đang phát triển trong bụng mẹ.  

Ngoài ra, cơ thể chúng ta mất nhiều thời gian để tiêu hóa mì ăn liền là vì trong đó có chứa sáp và chất bảo quản gọi là TBHQ( một chất phụ gia chống oxy hóa), mất chừng bốn đến năm ngày để được tiêu hóa hoàn toàn. Việc tiêu hóa chậm có thể gây cản trở đến hệ tiêu hóa của mẹ bầu, vốn thường xuyên bị ảnh hưởng bởi các vấn đề do hormone thai kỳ.  

 Mang bầu cứ thòm thèm mì tôm, mẹ ăn có gây hại gì cho thai nhi?

Mẹ bầu có thể ăn mì tôm nhưng nên hạn chế. (Ảnh minh họa)  

Bác sĩ Benny Johan Marpaung là một chuyên gia ở khoa phụ sản tại bệnh viện phụ nữ Brawijaya và bệnh viện nhi ở Nam Jakarta (Indonesia). Ông cho biết: " Khi mang bầu, bất cứ thứ gì mà người mẹ ăn cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, phụ nữ mang thai tốt nhất nên cẩn trọng khi ăn uống bất cứ thứ gì".   

Tiến sĩ Benny giải thích thêm rằng hương vị tổng hợp và chất bảo quản trong mì ăn liền có thể gây nguy hiểm cho thai kỳ của người mẹ và cũng có thể tác động tiêu cực đến em bé. Vì vậy, tốt nhất là các mẹ bầu nên tránh ăn mì ăn liền.  

Tuy nhiên, sẽ có thời điểm mẹ bầu cảm thấy thèm ăn mì đến mức "không chịu nổi". Vậy bạn cũng có thể xem xét những cách ăn mì sau đây để đảm bảo sức khỏe cho mình và em bé:  

- Chỉ cho khoảng 1/2 gói gia vị để giảm lượng muối nạp vào cơ thể.  

- Thêm vào tô mì những thực phẩm khác như trứng, thịt gà, tôm, cá, thanh cua, rau xanh như cải ngồng, rau chân vịt, cải thìa hay củ cà rốt, khoai tây. 

 

Theo Quỳnh Dương (Dịch từ TAP) (thoidaiplus.giadinh.net.vn)  

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

4 con giáp càng lớn tuổi càng đẹp mặn mà