Mạch mẹ 4 "bài thuốc" trị mồ hôi trộm cho con cực đơn giản mà lại giàu dinh dưỡng
Tin liên quan
Con em bị đổ mồ hôi trộm dữ lắm, đêm nào ngủ cũng quấy khóc, ngủ không yên, cứ trở mình miết, em cũng phải kiểm tra để lau mồ hôi liên tục, sợ mồ hôi ra ướt thấm ngược lại khiến con ốm, viêm đường hô hấp. Thành ra cả mẹ cả con cùng mệt, đêm chẳng ngủ được mấy, người mệt mỏi nên cũng thiếu sữa cho con bú.
May thay có chị mách cho thực đơn tổng hợp các món trị mồ hôi trộm rất tốt lại phong phú, đủ dinh dưỡng. Thế là em cứ lần lượt đổi bữa cho con, vừa lạ miệng lại hấp dẫn nên con cũng hợp tác “chén” ngon lành.
Sau 2 tuần thì triệu chứng giảm rõ rệt, đêm em chỉ phải dậy một lần lau mồ hôi cho con. 1 tháng thì khỏi hẳn rồi các mẹ ạ, hai mẹ con bây giờ cứ ôm nhau ngủ tì tì thôi.
Em chia sẻ thực đơn lên đây, các mẹ cùng áp dụng để chữa mồ hôi trộm cho con nhé! Tuy nhiên, các mẹ đã hiểu nguyên nhân gây ra triệu chứng này chưa ạ?
Con bị đổ mồ hôi trộm là do những triệu chứng sau:
- Trẻ dưới 1 tuổi bị thiếu vitamin D trong giai đoạn mới sinh, bởi đây là giai đoạn hệ xương phát triển mạnh mẽ nhất. Trẻ sinh non, trẻ sinh nhẹ cân, trẻ mắc các chứng bệnh nhiễm khuẩn, trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, trẻ còi xương... cũng bị thiếu hụt vitamin D trầm trọng. Nếu để ý, các bậc phụ huynh dễ nhận thấy trẻ thường hay bị mồ hôi trộm nhiều ở trán, vùng gáy ngay cả khi thời tiết đang lạnh, đặc biệt là lúc trẻ ngủ nên trẻ hay rụng tóc ở phần sau gáy.
- Mẹ đắp quá nhiều chăn hoặc phòng ngủ quá bí, không có chỗ thông gió khiến trẻ ngột ngạt, khó chịu.
Thực đơn trị đổ mồ hôi trộm:
Toàn là các món với nguyên liệu đơn giản, mẹ luân phiên nấu cho con nhé!
1. Tim lợn hầm đậu đen
Nguyên liệu: 1 quả tim lợn, hạt sen, đậu đen, dầu ăn, gia vị
Cách nấu:
-Tim lợn rửa sạch thái miếng vừa đủ, ướp bột gia vị, cùng hạt sen, đậu đen.
- Đem nồi tim lợn hầm chín.
2. Canh lá dâu non
Nguyên liệu: Lá dâu non 50g, thịt lợn nạc 100g, gia vị vừa đủ.
Cách nấu:
- Lá dâu non rửa sạch thái nhỏ, thịt lợn nạc băm nhỏ ướp bột gia vị, xào chín.
- Sau khi nấu cháo nở được ½ hạt gạo, cho thịt lợn nạc đã xào chín vào và nấu đến khi cháo nhừ.
- Trước khi tắt bếp, cho tiếp lá dâu vào đảo đều khoảng 3 phút và chan vào cháo 1 muỗng cà phê dầu oliu.
3. Cháo gốc hẹ
Nguyên liệu: 1 nắm gạo nếp, 1 nắm gạo tẻ, 35g gốc hẹ (chọn phần thân sát củ cho tăng hiệu quả), 50g thịt lợn nạc và ít dầu oliu.
Cách làm:
- Gốc hẹ xay nhuyễn lấy nước đặc. Sau đó bắc nồi cháo và băm thịt.
- Khi cháo nở ½ hạt, cho thịt băm vào nấu cùng.
- Cuối cùng, khi cháo đặc lại, thêm nước gốc hẹ vào và khuấy đều. Khi ăn, chan thêm 1 muỗng cà phê dầu oliu vào tô cháo cho bé.
4. Cháo hến và rễ cây hẹ
Nguyên liệu: 100g hến, 1 nắm gạo tẻ, 1 nắm gạo nếp và 50g rễ cây hẹ
Cách nấu:
- Lấy thịt hến tao với hành cho bớt tanh. Sau đó nấu cháo nhừ và cho hến vào.
- Phần rễ hẹ, phải rửa sạch, giã nhỏ và lọc lấy nước.
- Cho nước rễ hẹ vào cháo khi cháo đã nhừ và nấu thêm 3 phút.
Lá hẹ rất tốt trong việc điều trị mồ hôi trộm ở trẻ (Ảnh minh họa)
5. Cháo đậu đen
Nguyên liệu: 50g đậu đen, 1 nắm gạo nếp, 1 nắm gạo tẻ, 6 quả táo đỏ, 20g hạt sen và 1 viên đường phèn nhỏ.
Cách nấu:
- Cho đậu đen vào nấu với gạo đến khi mềm nhừ, sau đó thêm hạt sen và táo đỏ vào hầm.
- Nếu lúc nấu, cháo đặc có thể thêm nước. Sau đó, thêm đường phèn vào để cháo dễ ăn hơn.
6. Chè đậu xanh và táo đỏ
Nguyên liệu: Đậu xanh: 50gr; táo tàu: 50gr; đường: vừa khẩu vị.
Thực hiện:
- Đậu xanh đãi thật sạch, ngâm với nước khoảng 2h.
- Ninh đậu với lượng nước vừa đủ, hớt bọt (nếu có) để nước trong.
- Đậu sau khi chín thì thêm táo vào, đun đến khi táo chín, nở to. Nêm nếm đường sao cho vừa miệng ăn rồi tắt bếp.
Chè đậu xanh táo tàu rất dễ nấu và không mất thời gian, nhưng lại rất tốt cho sức khỏe, giúp thanh nhiệt, bổ huyết…
7. Cháo nếp cẩm
Nguyên liệu: 1 nắm nếp cẩm nguyên cám, 1 nắm gạo tẻ, 30g hạt sen, 1 viên đường phèn nhỏ
Cách làm:
- Ngâm nếp qua đêm, sau đó vo lại và nấu nếp cẩm cùng với gạo thường thành cháo.
- Khi gạo nở ½ hạt, em cho thêm hạt sen vào nấu cùng đến khi nhừ.
- Để cho cháo có vị ngọt dễ ăn mà không có hại cho con, em thâm 1 viên nhỏ đường phèn vào cháo và cho con ăn vào buổi sáng.
Cháo nếp cẩm (Ảnh minh họa)
8. Cháo cá quả
Nguyên liệu: 1 con cá quả, 1 nắm gạo tẻ, 1 nắm gạo nếp, 1 củ cà rốt thái hạt lựu nhuyễn.
Cách nấu:
- Sau khi làm sạch cá, đem cá hấp, lấy thịt giống như cách làm cá chạch đồng.
- Lấy xương cá, giã nhỏ và chắt lấy nước để thêm vào trong cháo.
- Sau đó, bắc nồi cháo. Trong lúc đợi cháo nở, em tao cá với cà rốt để khử tanh. Khi cháo nở đến ½ thì cho cá vào và nấu đến nhừ.
9. Cháo mộc nhĩ và thịt bằm
Nguyên liệu: 30g thịt bằm, 1 nắm gạo nếp, 1 nắm gạo tẻ, 2 tai mộc nhĩ (ngâm nước nở và băm nhỏ), 6 trái táo đỏ và ít dầu oliu.
Cách nấu:
- Xào thịt bằm với mộc nhĩ. Sau đó bắc nồi cháo.
- Đợi cháo chín, cho thịt bằm với mộc nhĩ và táo đỏ vào nấu cùng đến khi cháo nhừ.
Để điều trị chứng mồ hôi trộm ở trẻ, bác sĩ Đinh Thạc đã gợi ý cho cha mẹ những biện pháp sau:
Ngoài ra, mẹ cần đặc biệt chú ý những điều sau:
- Bổ sung vitamin D: Tận dụng ánh nắng mặt trời là cách bổ sung vitamin D “rẻ tiền và hiệu quả nhất” dành cho trẻ. Cha mẹ nên cho trẻ tắm nắng mỗi buổi sáng, trước 10 giờ với thời gian tắm nắng nên tăng dần từ 10 đến 30 phút. Để cho da trẻ tiếp xúc với ánh nắng càng nhiều càng tốt, không cho mắt trẻ tiếp xúc thẳng với ánh sáng mặt trời.
- Giữ cho cơ thể trẻ luôn mát mẻ: Phòng ngủ nên rộng, thoáng, nên cho trẻ chơi đùa trong bóng râm, luôn tắm rửa sạch sẽ hàng ngày và cần bổ sung lượng nước đầy đủ.
- Bổ sung thêm dinh dưỡng: Cho trẻ ăn nhiều loại rau quả có tính mát như rau má, cải ngọt, cải đắng, bí đao, bí đỏ, thanh long, cam, quýt. Không cho trẻ ăn quá nhiều thức ăn có tính nóng như dầu mỡ, thịt bò, tôm, cua, cá biển... hoặc các loại trái cây như mít, sầu riêng, xoài… Các thức ăn này nhiều năng lượng, sinh nhiệt nhiều trong quá trình chuyển hóa, dễ làm cho cơ thể trẻ ra nhiều mồ hôi trộm, có thể gây ngứa hoặc thậm chí nổi mụn ngoài da.
Theo WTT
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất