Lời khuyên giúp mẹ bầu khắc phục chứng ĐAU DẠ DÀY TRONG THAI KỲ

Thiên Khuê 2019-03-02 06:28
- Mang thai là một chuyện thiêng liêng nhưng cũng vô vàn vất vả. Trong đó có cả chứng đau dạ dày trong thai kỳ khiến nhiều mẹ lúng túng, khổ sở. Làm sao để hiểu đúng bệnh tình và khắc phục triệu chứng này?

Nguyên nhân khiến bà bầu thường bị đau dạ dày trong thai kỳ

Cơ thắt là chỗ nối tiếp giữa dạ dày với thực quản, tác dụng của nó là giúp thức ăn đi vào dạ dày một cách thuận lợi, không bị “trào ngược” trở lên. Nhưng đó là lúc bình thường, còn với phụ nữ sau khi mang thai, do sự thay đổi hóc môn khiến cho cơ thắt này bị “lỏng nhão” đi, thức ăn nuốt vào rất dễ “chạy ngược”, đồng thời kèm theo đó là các vật chất lẫn dịch tiết dạ dày cũng sẽ có hiện tượng trào ngược, gây kích thích niêm mạc dẫn đến dạ dày bị đau.

Khoảng thời gian cuối thai kỳ, tử cung dần dần to ra cũng gây chèn ép nhất định đến các cơ quan khác. Vì vậy, dạ dày cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng theo, tạo ra các cảm giác khó chịu ở bộ phận tiêu hóa này.

Lời khuyên giúp mẹ bầu khắc phục chứng đau dạ dày trong thai kỳ

Ngoài ra, tốc độ HCK trong máu tăng lên ở giữa thai kỳ với có tác dụng bảo vệ thai nhi nhưng đồng thời, tác dụng phụ của nó chính là gây kích thích dạ dày của mẹ. Đây cũng là lý do nhiều mẹ bầu vẫn bị nôn ở giai đoạn này.

Bên cạnh đó, nếu trước khi mang thai, mẹ vốn đã có bệnh về dạ dày cộng thêm chế độ ăn uống, nghỉ ngơi không hợp lý trong thai kỳ cũng rất dễ gây ra chứng đau dạ dày. Các chuyên gia sức khỏe sinh sản khuyến cáo mẹ bầu nên đến bệnh viện để được kiểm tra, xác định rõ nguyên nhân đau dạ dày do viêm trước đó hay là các ảnh hưởng từ chuyện mang thai để có hướng giải quyết hữu hiệu.

Bà bầu làm sao khắc phục chứng đau dạ dày trong thai kỳ?

Giảm thiểu lượng thức ăn ở mức phù hợp

Do các hóc môn thay đổi cùng với áp lực từ tử cung, chức năng dạ dày và cả đường ruột của mẹ bầu đều sẽ giảm xuống. Trong khi đó, mẹ lại thường có quan niệm phải bồi bổ thật nhiều để em bé phát triển tốt, thế nên mẹ không ngại cố gắng ăn thật nhiều món ngon, bổ dưỡng mà không biết rằng sẽ tạo gánh nặng lớn cho hệ tiêu hóa, gây đau dạ dày trong thai kỳ.

Lời khuyên giúp mẹ bầu khắc phục chứng đau dạ dày trong thai kỳ

Vì vậy, nếu dạ dày có hiện tượng khó chịu, thường xuyên bị đau thì mẹ nên chú ý trước tiên là vấn đề ăn uống hằng ngày. Bạn nên sắp xếp chế độ ăn và lượng thực phẩm dung nạp mỗi bữa cơm cho phù hợp, đặc biệt là giảm thức ăn chứa nhiều đường hay chất béo.

Ngoài ra, mẹ bầu nên ăn nhiều bữa, tốt nhất là chia ra 4 đến 5 bữa ăn trong ngày, mỗi lần ăn chỉ nên giới hạn trong khoảng thời gian từ 30 đến 60 phút. Trong quá trình ăn, mẹ nên ăn chậm nhai kỹ, giữ tâm trạng và bầu không khí vui tươi, thoải mái để hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.

Mẹ bầu có thể bổ sung món cháo ngô

Món cháo thanh đạm như cháo nấu với ngô hay cháo tiểu mạch vừa có thể giảm bớt tình trạng đau dạ dày mà vẫn đảm bảo cho mẹ bầu không bị đói. Ngoài ra, khi chế biến các món cháo, mẹ không nên nêm quá nhiều gia vị, cũng không cần thiết cho nhiều nguyên liệu khác, có thể thêm một ít táo tàu là được.

Lời khuyên giúp mẹ bầu khắc phục chứng đau dạ dày trong thai kỳ

Những bữa ăn nhẹ nhàng sẽ giúp dạ dày “dễ thở” hơn, chức năng tiêu hóa được hồi phục trở lại. Sau đó, mẹ có thể tăng dần những thực phẩm giàu dinh dưỡng khác. Đồng thời, mẹ bầu nên hạn chế các món chua cay vì càng kích thích dạ dày, khiến cơn đau nghiêm trọng hơn. Bình thường mẹ nên tăng cường thức ăn giàu vitamin, rau xanh và trái cây vì chúng rất có lợi để bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Chọn tư thế thoải mái

Nếu mẹ bầu có cảm giác đau dạ dày dữ dội, có thể chuyển sang tư thế nửa nằm nửa ngồi để giảm bớt cơn đau. Thông thường, sau tháng thứ 3 của thai kỳ thì triệu chứng này sẽ dần dần biến mất (với điều kiện mẹ không bị viêm dạ dày trước đó và có chế độ dưỡng thai khoa học).

Lời khuyên giúp mẹ bầu khắc phục chứng đau dạ dày trong thai kỳ

Vận động hỗ trợ

Trong 30 phút đầu sau bữa ăn, mẹ không nên nằm ngay mà nên ngồi thẳng trên chiếc ghế thoải mái để dịch vị dạ dày không trào ngược. Đồng thời, lúc thư giãn mẹ có thể tập bài tập như sau.

Hai chân đứng dang rộng bằng vai, hai tay đặt nhẹ lên đầu gối, người hơi cong về phía trước và hít một hơi thật sâu. Sau đó nhẹ nhàng thở ra nhưng cố gắng hơi thu cơ bụng lại vừa với sức mình, không nên cố dùng sức quá nhiều sẽ gây khó chịu. Song song đó là đẩy khí ở phổi ra ngoài và thả lỏng các cơ.

Lặp lại khoảng 4 đến 7 lần mỗi ngày. Động tác này vừa giảm chứng tiêu hóa  không tốt và cả táo bón hữu hiệu cho mẹ bầu.

Thiên Khuê

Nguồn: Erbohui, Kknews

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Những sao Việt xuất thân con nhà giàu: Ông Cao Thắng, Hà Anh Tuấn là thiếu gia nổi tiếng