Học mẹ Đà Nẵng cách tăng độ thô cho bé trong giai đoạn ăn dặm, mẹ nhàn tênh vì con có thể "ĂN CẢ THẾ GIỚI" trong niềm phấn khích

2019-02-05 06:19
- Bắt đầu từ cháo nấu với tỉ lệ 1:10, đến 1:7, rồi 1:5. Nhiều mẹ thắc mắc rằng, nấu cháo như thế này thì dù với tỉ lệ nào khi xay hoặc rây ra thì cũng như nhau. Thật ra là độ thô được đánh giá dựa trên độ cứng của hạt gạo, khi nấu với tỉ lệ nước giảm dần thì độ thô sẽ tăng lên, các mẹ phân biệt đặc loãng và thô mịn của cháo nhé!

Thời điểm con bước vào giai đoạn ăn dặm có lẽ là thời gian chứa nhiều kỉ niệm nhất đối với cả mẹ và con. Với mẹ được nhớ mãi cái cảm giác hồi hộp, lo lắng, phấn khởi đan xen cả những lần stress đến cực độ vì con chán ăn, con bỏ bữa... Còn với con, đây là giai đoạn bước ngoặt, giúp con được biết thêm 1 nguồn dinh dưỡng khác ngoài sữa, và được học những điều như của người lớn. Khi nói về quá trình ăn dặm của con, chị Lê Na (sinh năm 1990, ở Đà Nẵng) cũng có chung một tâm trạng như bao bà mẹ trẻ khác. Chị bắt đầu cho bé Đoàn Lê Hướng Viễn (bé Soy) ăn dặm khi nhận thấy con có đủ dấu hiệu ăn dặm và chọn phương pháps ăn dặm kết hợp 3in1 để áp dụng cho con. 

Giai đoạn ăn dặm, mẹ cần phải đóng vai trò làm người thầy hướng dẫn nhiệt thành để cho con là 1 người học trò nhỏ luôn hứng thú học hành, khám phá những điều mới lạ. Khi được hỏi về cách tập cho con ăn thô như thế nào mà bé lại hợp tác và đến giờ có thể ăn "cả thế giới" như vậy, chị Na vui vẻ chia sẻ về cách tăng độ thô cho con trong giai đoạn ăn dặm để các mẹ khác tham khảo.

Cách tăng độ thô cho bé

Chị nói: "Việc sử dụng máy xay thức ăn cho con hiện nay được nhiều mẹ, bà, vú nuôi sử dụng như một vật dụng không thể thiếu. Bản thân mẹ Na luôn đề cao sự tiện lợi của máy xay, nhanh, gọn đỡ mất thời gian và công sức. Nhưng cái gì cũng có hai mặt của nó, lạm dụng việc xay thức ăn cho con sẽ làm cho bé lười vận động nhai, không tăng khả năng ăn thô được đúng thời gian và hệ lụy là bé lớn đến 2-3 tuổi vẫn ăn cháo, nuốt chửng, không nhai, không ăn được rau, thịt, cá….". 

Các mẹ có theo dõi thực đơn ăn dặm của Soy sẽ thấy rằng, mẹ Na luôn để ý đến việc tăng độ thô cho Soy:
- Bắt đầu từ cháo nấu với tỉ lệ 1:10, đến 1:7, rồi 1:5. Nhiều mẹ thắc mắc rằng, nấu cháo như thế này thì dù với tỉ lệ nào khi xay hoặc rây ra thì cũng như nhau. Thật ra là độ thô được đánh giá dựa trên độ cứng của hạt gạo, khi nấu với tỉ lệ nước giảm dần thì độ thô sẽ tăng lên, các mẹ phân biệt đặc loãng và thô mịn của cháo nhé!

Cách tăng độ thô cho bé

- Vào tháng 6 bắt đầu ăn dặm thì lượng ăn của con rất ít, việc sử dụng máy xay là không cần thiết, trừ những loại thức ăn như rau có nhiều xơ thì việc cần đến máy xay. Mẹ Na luôn cố gắng rây thức ăn cho Soy, bắt đầu bằng rây lỗ nhỏ rồi đến rây lỗ lớn.

- Đến tháng thứ 7, 8 mẹ Na nấu cháo 1:7, rây qua rây lỗ to. Vào các bước chuyển tiếp độ thô, mẹ Na thường rây ½ thức ăn xuống bát con, còn ½ sẽ hòa vào phần đã rây. Đương nhiên là 2-3 ngày vào các bước chuyển tiếp độ thô, con sẽ chưa thích nghi được và việc ọe sẽ xảy ra, không còn cách nào khác là hai mẹ con cùng kiên nhẫn và cố gắng. Mẹ Na sẽ theo sát và giúp đỡ Soy vào những ngày này, tầm 2-3 ngày là em sẽ thích nghi

Cách tăng độ thô cho bé

Cách tăng độ thô cho bé


- Qua tháng thứ 9 thì thực phẩm sẽ được băm nhuyễn, cắt nhỏ, khi nấu sẽ nhừ thêm một ít nữa, và việc ăn thô với cấu trúc như vậy sẽ được mẹ Na tiến hành cho Soy trong thời gian tới.

- Một phương pháp quan trọng nữa đó là BLW, mẹ Na duy trì BLW cho Soy mỗi chiều. Với BLW, mẹ sẽ mất rất nhiều thời gian chế biến rồi dọn dẹp. Nếu mẹ không kiên trì thì sẽ không thể làm được. Nhưng thành quả nhận được là những gì? Là một em bé ăn thô rất tốt, rất tự giác trong việc ăn uống. Vậy là mẹ bỏ công sức bỏ ra hoàn toàn xứng đáng, cộng với việc duy trì BLW mỗi ngày, việc chuyển tiếp độ thô sẽ diễn ra dễ dàng và nhẹ nhàng hơn, bởi vì con đã quen với việc xử lý thức ăn thô BLW bằng cử động lưỡi, hàm, môi… cử động nuốt cũng như nhai trệu trạo…

Cách tăng độ thô cho bé

- Một lưu ý quan trọng đó là hãy tìm hiểu kĩ về BLW trước khi tiến hành cho con ăn nhé! Nhìn thì đơn giản thôi, chỉ việc hấp thức ăn rồi cho con bốc nhưng thực ra là mỗi phương pháp đều có những quy tắc và đặc trưng riêng, nhất là BLW luôn được liệt kê vào danh sách đáng sợ của các mẹ, sợ hóc, nôn, ói, ọe… và không dám cho con ăn. Các mẹ nên tìm hiểu kĩ rồi hẵng tiến hành cho con tiếp xúc với phương pháp này hằng ngày. Ngoài việc tìm hiểu thật kĩ về BLW mẹ cần phải nắm chắc lý thuyết về cách xử lý khi con bị hóc, nghẹn cần sơ cứu kịp thời để con không gặp nguy hiểm. Mẹ hãy kiên trì và hiểu con thì trái ngọt thu được sẽ làm các mẹ hài lòng. 

Mẹ Khoai 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Ý nghĩa của ác mộng có thể bạn chưa biết