Giữa đêm đông chăn ấm nệm êm, con bỗng ho rũ rượi, nôn trớ khắp giường, mẹ hoảng hồn cứu con nhờ 1 giọt tinh dầu
Tin liên quan
Hoảng hồn khi con rét run, va răng lập cập vào nhau
Kể lại sự việc xảy ra với con gái 6 tuổi, chị Hoài Nam (ngụ tại Q. Thanh Xuân, Hà Nội) vẫn chưa hết bàng hoàng.
Hai năm nay, con gái được mệnh danh là “voi còi” của chị không biết nôn trớ là gì. Vậy mà cách đây mấy hôm, khi miền Bắc bước vào đợt lạnh sâu nhất trong năm, khi đang ngủ ban đêm, con chị bỗng dưng ho rũ rượi, rồi nôn trớ “phun” như vòi rồng.
Chị quýnh quáng lau dọn, huy động cả con gái lớn “tiếp sức”. Sờ chân tay con út thấy lạnh toát, mặt thì tái dại đi, răng va lập cập vào nhau, chị thực sự “hoảng”.
Chị Hoài Nam và con gái út. Ảnh: NVCC
Đoán con bị cảm lạnh, chị sai chị lớn ôm chặt lấy em cho ấm rồi lập tức lấy tinh dầu gừng, tinh dầu tràm “thủ sẵn” trong tủ thuốc ra.
“Xuống bếp rót một cốc nước ấm, nhỏ hai giọt tinh dầu gừng vào. Quay ra bắt đầu xức tràm vào chân tay người ngợm con. Chị Ỉn rất được việc, mẹ sai làm động tác nào làm chuẩn như thế. Con gái út lại cực kỳ hợp tác nên ba mẹ con tác chiến "chuyên nghiệp", chị Hoài Nam kể lại.
Được khoảng 10 phút sau, chân tay con gái út của chị hồng hào trở lại.
Chị cho con uống cốc nước gừng ấm. Đến lúc này, con gái chị mới không “va lập cập” răng vào nhau nữa.
Bất ngờ thay, con còn “hót” như khướu”: “Lúc nãy con lạnh lắm nhé, con tưởng con sắp chết. Sợ quá!”.
Tại sao ngủ trong nhà kín vẫn bị cảm lạnh?
3 giờ sáng, vỗ cho con ngủ lại, chị Hoài Nam gần như mất ngủ. Sáng hôm sau, con chị lại nô đùa như không có chuyện gì xảy ra trong đêm.
Nhưng chị vẫn trăn trở với câu hỏi tại sao nhà kín, không có gió lùa thì làm sao con có thể bị cảm lạnh được? Vì nếu không tìm ra nguyên nhân, sự cố này sẽ có thể “tấn công” con bất cứ lúc nào.
Qua tìm hiểu, chị mới nhận ra khi ngủ, thân nhiệt giảm xuống thấp. Hơn nữa, trẻ thường hay đạp chăn ra ngoài, trong khi nhiệt độ những ngày này xuống rất thấp, từ đó cơ thể trẻ mất nhiệt và gây ra cảm lạnh dù chúng đang ở trong nhà.
Nếu không xử lý kịp, trẻ có thể bị viêm phế quản, viêm phổi, thậm trí trụy mạch rất nguy hiểm.
Bản thân là một dược sĩ, chị hiểu rõ tinh dầu tràm và tinh dầu gừng có tác dụng làm nóng cơ thể, giải cảm cực tốt nên sẽ “cứu nguy” cho trẻ trong tình huống này.
“Bởi vậy nhà có trẻ nhỏ hoặc người già, nhất định không thể thiếu những vật dụng cứu nguy cho sức khỏe của trẻ ngay trong đêm mùa đông. Đặc biệt là tinh dầu gừng nguyên chất, có thể mua về mãi không sử dụng nhưng đến khi “có biến” mới thấy tác dụng của nó. Tuy nhiên, phải là tinh dầu nguyên chất chứ không phải là dầu thơm, hóa chất”, chị Hoài Nam bày tỏ.
Từ xa xưa, gừng đã được biết tới là một vị thuốc có tính ấm nóng, tăng thân nhiệt. Ảnh minh họa.
Theo chị Hoài Nam, các mẹ có thể phân biệt tinh dầu nguyên chất bằng mẹo rất dễ dàng là nhỏ tinh dầu vào nước. Trong các loại mẹo như mùi hương, đốt tinh dầu thì đây là mẹo dễ thực hiện nhất.
Khi nhỏ vào nước, tinh dầu nguyên chất vẫn nguyên khối, không bị tan. Bởi trọng lượng của tinh dầu nguyên chất nặng hương liệu nên không bị vỡ tan trong nước.
Còn hương liệu chỉ cần nhỏ vào nước là tan thành tinh thể nhỏ.
Cách này các mẹ có thể thực hiện ngay tại địa điểm bán tinh dầu và nhận diện “hàng lởm” ngay trong một nốt nhạc.
Thu Hà
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất