Đi đẻ thì cố mà rặn cho đúng cách, nếu không con sẽ lãnh hậu quả khủng khiếp này!

Mai Anh 2017-11-17 19:00
- Khi đi đẻ, thai phụ cần biết cách rặn có hiệu quả, giúp thai nhi dễ dàng ra đời, tránh phải sử dụng forcep gây nguy hiểm cho cả mẹ lẫn bé.

Mẹ lười, con khổ

Mới đây, bà mẹ L.H ở TP HCM đã chia sẻ hình ảnh của con gái sơ sinh của mình sau khi được đỡ đẻ bằng forcep. Mới chỉ vài ngày tuổi, nhưng bé đã bị tím bầm trên mặt. Hình ảnh này đã nhanh chóng nhận được sự quan tâm, chia sẻ của các bà mẹ bỉm sữa. Nhiều người không thể tưởng tượng rằng, việc hỗ trợ sinh con bằng forcep lại có thể ảnh hưởng đến bé như vậy.

Đi đẻ thì cố mà rặn, nếu không con sẽ lãnh hậu quả khủng khiếp này!

Bé bị bầm tím mặt sau khi sinh bằng dụng cụ hỗ trợ forcep (Ảnh: facebook L.H)

Trong khi nhiều bà mẹ cho rằng, nguyên nhân của việc bác sỹ phải đỡ đẻ bằng forcep là do con không chịu hợp tác, thì BS Hoàng Nghĩa Tuấn (Khoa Sản, Bệnh viện đa khoa y học cổ truyền Hà Nội) lại lý giải nguyên nhân bất ngờ: “Trong một cuộc sinh thường, nếu như cổ tử cung đã mở, ngôi thai thấp mà mẹ không chịu hợp tác rặn đẻ theo chỉ dẫn của bác sỹ thì việc đỡ đẻ bằng forcep là bắt buộc để tránh nguy hiểm cho thai nhi. Bởi nếu để quá lâu, thai nhi có nguy cơ bị ngạt. Hoặc có thể ảnh hưởng đến trí não sau này của bé vì ngạt sâu gây chết não”.

Đi đẻ thì cố mà rặn, nếu không con sẽ lãnh hậu quả khủng khiếp này!

Bé sinh ra với sự hỗ trợ của forcep sẽ bị thiệt thòi hơn các bé được đỡ đẻ tự nhiên. (Ảnh FB B.T.H).

Kẹp forcep là dụng cụ y khoa gồm hai miếng kim loại nối vào nhau có kết cấu như chiếc kẹp, nhưng được phóng to. Chiếc kẹp này được bác sĩ dùng để ôm gọn đầu em bé bằng cách cố định 2 đầu kẹp ở hai bên đầu bé, và kéo bé ra từ trong ống âm đạo.

Đi đẻ thì cố mà rặn, nếu không con sẽ lãnh hậu quả khủng khiếp này!

Đây là cách bác sỹ lấy bé từ trong bụng mẹ bằng dụng cụ forcep. (Ảnh minh họa)

Hiện nay, việc sử dụng kẹp đỡ đẻ không còn phổ biến như trước đây vì với các trường hợp tiên lượng sinh khó đã có phương pháp sinh mổ.Tuy nhiên, trong các tình huống đẻ thường nguy hiểm, các bác sỹ vẫn phải sử dụng phương pháp này.

Khi sử dụng forcep các bác sỹ có thể phải rạch rộng âm đạo để đảm bảo có thể nhét forceps vào trong. Sau đó, hai đầu kẹp của forceps sẽ kẹp vào hai bên đầu của em bé. Các tác dụng phụ với mẹ và bé phụ thuộc rất nhiều vào tình huống của ca đẻ thường khi đó, cũng như tay nghề của bác sỹ.

Theo BS Tuấn: “Nhiều bà mẹ trong quá trình vượt cạn không hợp tác với bác sỹ, đã không lường trước được việc dùng forcep gây ra nhiều tác hại cho đứa con của mình. Thứ nhất, phần mặt hoặc đầu trẻ sơ sinh có thể bị bầm tím, tuy nhiên, vết xước trên đầu trẻ có thể lành trong khoảng vài tuần. Thứ hai là có thể gây tác động xấu đến hộp sọ của bé, tác động lên hệ thần kinh của trẻ về sau. Cùng với đố, kẹp làm tăng nguy cơ rách tầng sinh môn của mẹ nhiều hơn. Vì thế, các bà mẹ nên biết điều này trước để cân nhắc và có thái độ hợp tác tốt hơn khi bác sỹ hướng dẫn quy trình rặn đẻ”.

Rặn đẻ như thế nào là đúng?

Trong quy trình đẻ, thông thường, trước khi bước vào cuộc đẻ, các bác sỹ, y tá sẽ hướng dẫn cho bà đẻ cách rặn chuẩn như sau:

Khi cảm nhận được cơn co tử cung: Bụng gò cứng dần và xuất hiện cơn đau thai phụ nên hít vào một hơi thở thật sâu. Sau đó nín thở, miệng ngậm chặt, hai tay nắm chặt vào hai thành của bàn sinh, hai chân đạp mạnh vào hai ống treo cổ chân của bàn sinh, dồn hơi rặn mạnh để đẩy hơi xuống vùng bụng dưới giúp tống xuất thai nhi ra ngoài.

Khi cảm thấy sắp hết hơi nhưng vẫn còn đau có thể hít vào một hơi khác và rặn tiếp tục cho đến khi không cảm thấy đau bụng nữa. Chú ý là trong khi rặn, thai phụ phải giữ sao cho lưng thẳng, áp sát vào bề mặt bàn sinh và phần mông phải cong lên phía trước. Đặc biệt là phải giữ để khi rặn thì miệng không được phát ra bất cứ âm thanh nào. Giữa 2 cơn co tử cung, hết đau thì thở sâu điều hòa, dưỡng sức để tập trung vào đợt rặn kế tiếp.

Đi đẻ thì cố mà rặn, nếu không con sẽ lãnh hậu quả khủng khiếp này!

Hãy nghĩ đến sự an toàn của con để hợp tác với bác sỹ trong quá trình vượt cạn. (Ảnh minh họa)

Ở người sinh con so, cuộc rặn sinh như vậy thường kéo dài từ 30 - 40 phút chia thành nhiều đợt rặn sau đó mới xổ thai được. Ở người con rạ thì cuộc rặn ngắn hơn từ 20 - 30 phút.

Theo BS Tuấn: “Dù có học kỹ lý thuyết rặn đẻ thì những cơn đau cũng làm họ luống cuống, vì thế, hầu hết các bà đẻ đều rặn theo cảm tính. Để cuộc đẻ dễ dàng, khi rặn đẻ, các chị em hãy bình tĩnh, tập trung nghe theo lời dặn của bác sĩ, bác sĩ bảo gì thì làm theo, đau quá cũng không nên gào khóc dẫn đến mất sức sau sinh”.

Mai Anh

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Vợ có quan trọng không?