Đẻ xong, dù có đau đớn đến mấy mẹ cũng phải hỏi bác sĩ 3 câu hỏi này để bảo an toàn cho mẹ lẫn con!

2018-07-28 18:31
- Ngay khi xuống bàn đẻ, dù cơ thế có yếu ớt, đau đớn đến đâu mẹ cũng đừng quên hỏi bác sĩ 3 câu hỏi này nhé.

1. Bao giờ bé được về bú mẹ?

Thời gian tốt nhất để cho bé bú là trong vòng 1 tiếng đầu sau sinh bởi lúc này cơ thể mẹ sẽ tiết ra dòng sữa non giàu dinh dưỡng và kháng thể quý giá. Ngoài ra, cho bé bú càng sớm sẽ kích thích cơ thể tiết ra càng nhiều sữa hơn.

Đẻ xong, dù có đau đớn đến mấy mẹ cũng phải hỏi bác sĩ 3 câu hỏi này để bảo an toàn cho mẹ lẫn con!

Nếu em bé cần nằm phòng chăm sóc đặc biệt sau sinh và không thể về bú mẹ ngay. Mẹ cũng nên hút sữa sớm để tránh mất sữa sau này và có thể gửi y tá sữa đó vào cho con để con không phải “tráng ruột” bằng sữa công thức.

Đặc biệt, mẹ phải nhớ vệ sinh sạch sẽ bầu ngực và núm ti trước khi cho bé bú vì trong quá trình sinh, mẹ có thể ra nhiều mồ hôi hay vi khuẩn bám vào sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho con.

2. Vòng đeo cổ tay của bé còn không?

Khi em bé vừa chào đời, tại nhiều bệnh viện, y tá sẽ đeo vòng đeo tay cho em bé. Trên đó có tên và mã số của mẹ. Sau đó bé sẽ được bế đi tắm hoặc vệ sinh. Trong khoảng thời gian này, nếu chiếc bòng đeo tay không may bị tuột hay đứt ra, dù tỉ lệ rất nhỏ nhưng dễ dẫn đến trao nhầm con với nhiều hệ lụy sau này.

3. Bé đã được tiêm vitamin K1 chưa?

Đẻ xong, dù có đau đớn đến mấy mẹ cũng phải hỏi bác sĩ 3 câu hỏi này để bảo an toàn cho mẹ lẫn con!

Vitamin K1 là một loại vitamin cực kỳ quan trọng nhưng em bé lại không thể hấp thụ từ cơ thể mẹ khi còn trong bụng. Tác dụng chính của vitamin K1 là để đông máu. Nếu không được tiêm loại vitamin này sau khi chào đời, bé có thể bị xuất huyết, đặc biệt là xuất huyết não vô cùng nguy hiểm.

Ngoài ra sau sinh, mẹ cũng cần lưu ý một số điều sau:

- Vệ sinh ngực đúng cách

Thời tiết nắng nóng, mồ hôi đổ ra nhiều nên việc giữ vệ sinh bầu ngực sạch sẽ cho con là rât quan trọng. Vì vậy, trước và sau khi cho con bú các mẹ nên dùng khăn thấm nước sạch làm sạch đầu ngực. Khi bú các mẹ chú ý cho bé ngậm hết quầng đen, việc cho bé chỉ ngậm đầu núm vú trong thời gian dài dễ khiến da bị nứt, gây đau rát.

- Không nên kiêng tắm

Phụ nữ sau khi sinh rất dễ ra mồ hôi, thêm vào đó là sức đề kháng sau khi sinh yếu, các vi khuẩn bám trên da rất dễ sinh sôi nảy nở, xâm nhập vào da. Vì vậy, sản phụ nên sau khi sinh cần vệ sinh để đảm bảo da được sạch sẽ.

Đối với sản phụ sau sinh, tuyệt đối không nên tắm vào lúc đói để tránh hiện tượng giảm đường trong máu dẫn đến hoa mắt, chóng mặt… Bộ phận sinh dục sau khi sinh bị tổn thương nên khi tắm không nên ngâm mình lâu đề phòng nước bẩn làm nhiễm trùng bộ phận sinh dục. Cần tắm nơi kín gió để phòng cảm lạnh.

Đối với sản phụ sinh nở không thuận lợi, ra máu quá nhiều thì khi tắm càng phải cẩn thận hơn.

- Không kiêng đánh răng

Do số lần ăn uống nhiều, khả năng thức ăn thừa lưu lại ở mặt răng và khe răng rất lớn, mà viêm nhiễm vùng miệng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến sốt sản hậu. Vì vậy, sản phụ cần chú ý vệ sinh răng miệng hơn người bình thường. Việc hiều sản phụ kiêng không đánh răng trong tháng đầu tiên sau khi sinh là không đúng. Tốt nhất nên đánh răng vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ, sau mỗi bữa ăn nên súc miệng để làm sạch thức ăn.

- Không ăn đồ dầu mỡ, khó tiêu

Đẻ xong, dù có đau đớn đến mấy mẹ cũng phải hỏi bác sĩ 3 câu hỏi này để bảo an toàn cho mẹ lẫn con!

Nhiều sản phụ ăn uống kiêng kem sau sinh sẽ không đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Những ngày sau sinh, cơ thể sản phụ bị tiêu hao nhiều năng lượng, nằm nghỉ ngơi nhiều, lại phải cho con bú, lúc này các loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, chua, cay không dễ tiêu hóa, cũng dễ bị táo bón hoặc ảnh hưởng đến việc tiết sữa, hoặc qua sữa gây ra các bệnh mẩn ngứa, tiêu chảy cho trẻ.

Vì vậy, cần ăn kèm lượng rau, quả và bổ sung nước thích để mẹ nhanh chóng phục hồi sức khỏe, đảm bảo chất lượng sữa cho con bú.

- Không bó bụng sau sinh

Nhiều sản phụ muốn nhanh chóng lấy lại eo thon nên dùng tã, gen quấn chặt từ hông đến bụng. Tuy nhiên, việc bó bụng trong thời kì sau khi sinh không những không trợ giúp cho trạng thái khôi phục khẩn trương thành bụng, ngược lại làm tăng sức ép ở bụng, và làm giảm sức chống đỡ của dây chằng và các cơ quan sinh sản, dẫn đến tử cung rũ xuống, tử cung nghiêng gập mạnh về sau, thành trước và sau âm đạo phình ra…

Do vị trí cơ quan sinh sản thay đổi, khiến lưu thông máu trong khoang chậu không thông suốt, các đề kháng giảm, dễ dẫn đến các loại bệnh phụ khoa như viêm khoang chậu, viêm phụ kiện, hội chứng tụ máu trong khoang chậu…ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của sản phụ.

- Không ép cân sau sinh

Sau sinh, nhiều người muốn nhanh chóng lấy lại cân nặng như cũ nên nôn nóng tập thể dục. Điều này không tốt cho chính bản thân cũng như con trẻ.

Theo các chuyên gia, phụ nữ sau sinh chỉ nên tập luyện kể từ khi chấm dứt 4 tháng nghỉ dưỡng sau sinh. Cho tới khi con bạn cai sữa, bạn mới nên thực hiện chế độ ăn kiêng. Ngoài ra, bạn cũng nên cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu, đây cũng là một lợi thế to lớn trong quá trình giảm cân sau sinh.

- Không để nhiệt độ phòng dưới 26°C

Thời tiết nắng nóng, nếu bật điều hòa là cách tốt nhất để ổn định nhiệt độ cho trẻ. Nên duy trì nhiệt độ phòng từ 26-28°C, mặc quần áo dài, găng tay, vớ chân, mũ, đắp mềm nhẹ, ấm cho bé. Các mẹ cũng chú ý thay tã kịp thời khi bé đi tiểu, tránh để bé bị cảm lạnh; giữ phòng thoáng, sạch, tránh vi khuẩn gây bệnh.

Thùy Linh (T.H)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Gửi người từng phản bội: Chỉ một lần quay đi, anh mãi mãi chẳng có đường quay trở lại!