Đau bụng trong thai kỳ - khi nào nên lo lắng?
Tin liên quan
Đôi khi, đau ở bụng trên cũng có thể là dấu hiệu của trào ngược axit dạ dày. Mặc dù tử cung chưa lớn nhiều trong 3 tháng đầu tiên nhưng bạn cũng có thể bị đau bụng dưới do giãn dây chằng tròn và đau có thể lan đến vùng háng. Tới cuối thai kỳ, đau có thể rõ nét khi bạn di chuyển hoặc có thể âm ỉ. Đau bụng trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ
Trong các giai đoạn sau của thai kỳ, bất cứ dấu hiệu nào gây khó chịu đều có thể là nghiêm trọng, đặc biệt nếu là đau bụng. Tuy nhiên, đau bụng nhiều có thể do cơn gò Braxton Hicks hay cơn co giả gây khó chịu ở bụng. Chủ yếu là sự giãn ra và co lại của cơ bụng dưới xảy ra tự phát và sẽ tự hết. Những cơn co này phổ biến hơn trong ba tháng cuối thai kỳ.
Đau bụng trên kèm theo ợ nóng và trào ngược axit dạ dày có thể do tình trạng trào ngược axit trở nên nghiêm trọng hơn trong giai đoạn cuối thai kỳ. Tuy nhiên, trào ngược axit nhiều có thể là dấu hiệu của huyết áp cao hoặc tiền sản giật. Tốt hơn là bạn nên đi kiểm tra huyết áp nếu bạn bị đau bụng trên do trào ngược axit quá thường xuyên.
Khi nào nên lo lắng?
Nếu bạn bị đau bụng giống như cơn đau quặn khi có kinh, kèm theo ra máu, đó có thể là dấu hiệu sảy thai
Nếu đau bụng liên quan với tiểu tiện thường xuyên kèm theo cảm giác nóng rát và ngứa, đó là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu.
Nếu bạn bị các cơn gò trước tuần thứ 37 kèm theo đau bụng âm ỉ và đau lưng kéo dài, đây có thể là dấu hiệu chuyển dạ sớm.
Nếu đau bụng thường xuyên, nghiêm trọng và tăng dần, có thể bạn bị rau bong non.
Nếu đau bụng dữ dội kèm theo chảy máu ở tuần thứ 6 và tuần thứ 10 của thai kỳ, đây có thể là dấu hiệu thai ngoài tử cung.
Khi có bất kỳ triệu chứng bất thường nào kèm theo đau bụng, tốt nhất là nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Theo bác sĩ Cẩm Tú/Sức Khỏe Đời Sống
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất