Con bị mọc mụn từng đám, chảy dịch trên má, bà mẹ trẻ làm một việc khiến CON ĐAU ĐỚN, quấy khóc cả đêm

2018-07-19 11:24
- Con mới sinh nhưng hai má bị ửng đỏ, mọc mụn đinh và chảy dịch, bà mẹ trẻ đã làm đủ mọi cách nhưng bệnh của con ngày càng nặng...

Cẩn thận với chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Mới đây, trên mạng xã hội Facebook, một bà mẹ 9X có tên X.H đã đăng thông tin cầu cứu trên mạng vì con bị mụn đầu đinh, chảy dịch, nổi khắp hai má và trán. Chị X.H chia sẻ, con chị từ khi sinh ra hai má đã ửng đỏ có thể do bé thường xuyên đưa tay lên dụi mặt và mắt. Sau đó, những vùng da ửng đỏ bắt đầu nổi mụn đầu đinh. Ban đầu mụn chỉ lấm tấm vài cái, sau đó nhiều thành từng đám khiến cho chị H. lo lắng vô cùng.

Bà mẹ trẻ lên mạng cầu cứu con bị mọc mụn từng đám trên chạy, chảy dịch bác sĩ chỉ ra nguyên nhân

Trẻ bị chàm sữa điều trị dễ nhưng dễ tái phát nếu chăm sóc không đúng cách.

Theo chia sẻ của chị H., chị đã dùng đủ mọi cách như dùng sữa mẹ bôi lên má con, dùng các loại thuốc lá đắp lên tuy nhiên triệu chứng bệnh ngày một nặng. Chị H. đang rất hoang mang không biết con mắc phải bệnh gì và có cách nào có thể điều trị dứt điểm hay không? Nhìn thấy mặt con mọc mụn từng đám dày, chảy dịch vàng, bé khó chịu, quấy khóc suốt đêm khiến chị H. rất xót xa, mệt mỏi.

Ths.BS Đỗ Xuân Khoát, Nguyên Trưởng khoa Da liễu, Bệnh viện 198 cho hay trường hợp của con chị H. mọc mụn đầu đinh, nổi thành từng đám trên nền da đỏ, ngứa nhiều là dấu hiệu của bệnh chàm sữa (chàm ở trẻ nhũ nhi). Cha mẹ chăm sóc trẻ cần hết sức lưu ý, trẻ sơ sinh không thể nói được nhưng có thể dùng hành động như dụi má, quấy khóc khiến cho hai má ửng đỏ, mọc mụn và xuất tiết thì cần phải nghĩ tới việc trẻ đang có bệnh.

Chàm là danh gọi từ thời xưa của các cụ, theo y học hiện đại chàm thực chất là viêm da cơ địa, mụn nước bằng đầu đinh mọc thành từng đám trên nền da đỏ, ngứa nhiều hay tái phát.

Chàm ở giai đoạn trẻ đang bú còn gọi là chàm sữa hay viêm da cơ địa. Viêm da cơ địa được chia làm 3 nhóm tuổi khác nhau: nhóm trẻ nhũ nhi (đang bú cho tới 2 tuổi), trẻ lớn trên 2 tuổi – 15 tuổi, người lớn trên 15 tuổi. Chàm còn được chia theo giai đoạn chàm cốc, bán cốc và mãn tính.

Bác sĩ Khoát cho hay: “Chàm sữa thường gặp ở tháng thứ 3 của tuổi đời, có trẻ sinh ra đã bị. Vị trí xuất hiện chàm thường gặp ở 2 má, mặt dưới của cẳng chân. Tổn thương mụn nước bằng đầu đinh nổ thành từng đám trên nền da đỏ”.

Điều trị chàm sữa không khó nhưng dễ tái phát

Theo bác sĩ Khoát, điều trị chàm sữa đơn giản nhưng bệnh dễ tái phát khi thời tiết thay đổi hoặc ăn, uống những chất gây dị ứng. Điều trị nhằm mục đích kéo dài thời gian lành bệnh và hạn chế tái phát. Nguyên nhân của chàm sữa có liên quan nhiều tới yếu tố di truyền, khi bố mẹ có bệnh tổ đỉa thì con sinh ra trên 90% bị chàm.

Trẻ bị tràm sữa có xuất tiết dịch cũng không nên quá lo lắng vì dịch tiết ra hoàn toàn vô khuẩn. Tuy nhiên, nếu cha mẹ không biết cách chăm sóc có thể tạo điều kiện bội nhiễm, khiến cho bệnh của trẻ sẽ nặng hơn.

Chăm sóc trẻ bị chàm sữa tuyệt đối không được chà xát quá mạnh sẽ, tắm cho trẻ hàng ngày. Việc điều trị chàm cần phải tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ. Điều trị chàm như đánh xung kích, bệnh nổi trội tại đâu thì dùng thuốc điều trị tại đó. Quan trọng dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, dưỡng ẩm da và vệ sinh sạch để hạn chế nguy cơ tái phát bệnh”, bác sĩ Khoát khuyến cáo.

Ngọc Minh

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

4 cung Hoàng đạo bề ngoài đơn giản, hòa nhã nhưng nội tâm cực kỳ mạnh mẽ, tính cách dứt khoát kiên cường không ai sánh bằng