Cách bổ sung dinh dưỡng chuẩn 100% theo từng tháng thai kỳ của mẹ bầu: Chú ý tháng thứ 2 để giảm ốm nghén
Tin liên quan
Tháng đầu tiên
Trong tháng đầu tiên của thai kỳ, người mẹ mang thai nên bắt đầu bổ sung axit folic. Axit folic giúp phòng tránh dị tật cơ quan thần kinh của thai nhi cũng như thiếu máu, sinh non hoặc các dị tật bẩm sinh khác.
Ngoài uống bổ sung axit folic, người mẹ có thể ăn thêm các thực phẩm như bánh mì, mì ống, cơm, bột mì, rau bina, cam, táo, ... để bổ sung axit folic cho cơ thể.
Tháng thứ 2 của thai kỳ
Sang tháng thứ hai, người mẹ mang thai nên chú ý bổ sung vitamin C và vitamin B6. Bổ sung 2 loại vitamin này giúp người mẹ giảm nguy cơ bị chảy máu chân răng, giảm nghén, nôn mửa. Mẹ mang thai nên ăn rau bắp cải, cà chua, chanh, chuối, cà rốt…để bổ sung 2 loại vitamin này.
Tháng thứ 3 của thai kỳ
Nếu mẹ muốn thai nhi cao lớn ngay từ trong bụng mẹ, vào tháng thứ ba của thai kỳ, mẹ nhớ bổ sung magiê, vitamin A.
Magie giúp thai nhi phát triển chiều cao, cân nặng và cả cơ bắp của bào thai. Mẹ bầu nên ăn rau xanh, đậu nành, bí ngô và các loại thực phẩm giàu vitamin A khác để hỗ trợ hình thành da, đường tiêu hóa và phổi của thai nhi. Một số thực phẩm giàu magie có thể kể đến như mực, các loại hạt, trà xanh và nhiều thứ khác.
Tháng thứ 4 của thai kỳ
Tháng thứ tư là thời điểm não bộ của thai nhi phát triển mạnh mẽ, vì vậy mẹ cần bổ sung kẽm. Thiếu kẽm sẽ khiến mẹ bầu nghén nhiều hơn, khó tiêu, chậm hấp thu, suy giảm hệ miễn dịch từ đó làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Người mẹ mang thai nên ăn gan, vừng, hàu và các thực phẩm khác để bổ sung kẽm.
Tháng thứ 5 của thai kỳ
Vào tháng thứ 5 của thai kỳ, xương của bào thai phát triển nhanh dẫn tới nhu cầu về canxi tăng cao do đó mẹ bầu cần ăn thật nhiều thực phẩm chứa canxi như sữa, trứng, cá, tôm...
Bổ sung vitamin D cũng có thể thúc đẩy sự hấp thu canxi. Ngoài ra, các bà mẹ mang thai cũng nên tắm nắng phù hợp để thúc đẩy sự hấp thu canxi.
Tháng thứ 6 của thai kỳ
Ở giai đoạn này, nhu cầu chất dinh dưỡng của mẹ bầu và thai nhi đều tăng, bạn nên bổ sung sắt để ngăn ngừa thiếu máu. Một số thực phẩm giàu chất sắt có thể kể đến như thịt bò, thịt nạc, gan động vật vv.
Tháng thứ 7 của thai kỳ
Hệ thần kinh của thai nhi đang từng bước phát triển vượt bậc trong giai đoạn này vì vậy mẹ bầu chớ quên bổ sung DHA, EPA để hỗ trợ phát triển trí não và võng mạc cho trẻ. Mẹ bầu nên ăn các thực phẩm như quả óc chó, hạnh nhân, lạc đà, đậu phộng, cá biển trong giai đoạn này.
Tháng thứ 8 của thai kỳ
Vào thời gian này thai nhi bắt đầu dự trữ đường và chất béo trong gan và dưới da, do đó mẹ hãy đảm bảo cung cấp năng lượng đầy đủ cho con. Mẹ mang thai chớ quên ăn thật nhiều các loại thực phẩm như gạo, bột mì và một số loại ngũ cốc khác.
Tháng thứ 9 của thai kỳ
Trong giai đoạn này, thai nhi đã khá lớn, tạo nhiều áp lực lên các bộ phận trong cơ thể mẹ và khiến người mẹ dễ bị táo bón. Mẹ lúc này nên ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ để thúc đẩy nhu động ruột. Mẹ bầu hãy kết thân với một số thực phẩm như cần tây, cà rốt, giá đỗ, súp lơ v.v.
Tháng thứ 10 của thai kỳ
Trong tháng này, trước khi chuyển dạ, các bà mẹ mang thai đừng quên bổ sung đủ lượng vitamin, chất sắt và canxi, đặc biệt là thiamine.
Người mẹ thiếu thiamine trong giai đoạn này rất dễ bị nôn mửa, mệt mỏi không những thế còn khiến cổ tử cung mở chậm hơn, làm kéo dài thời gian chuyển dạ. Trong các loại thức ăn, cá chứa lượng thiamine cao hơn, các mẹ nên chú ý để bổ sung đúng cách.
Quỳnh Trang/Theo Sohu
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất