Bỏ qua 2 "giai đoạn vàng" phát triển chiều cao của bé, bảo sao mẹ nuôi mãi vẫn thấp còi
Tin liên quan
Giai đoạn 1: 1000 ngày đầu đời của trẻ
Đây là giai đoạn mà trẻ sẽ phát triển rất nhanh, có sự khác biệt rõ rệt về chiều cao, cân nặng theo từng mốc thời gian. Đây cũng là giai đoạn quyết định đến 60% khả năng tăng trưởng chiều cao của trẻ trong tương lai. Nếu được chăm sóc tốt trong độ tuổi này, trẻ có thể cao thêm khoảng hơn 40cm so với lúc mới chào đời.
Bác sĩ Jay Hoecker, thành viên danh dự của Học viện Nhi Khoa Hoa Kỳ cho biết: "Từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi, em bé có thể phát triển khoảng 1,5-2,5cm mỗi tháng và từ 6 đến 12 tháng tuổi, một em bé sẽ tăng khoảng 1cm/tháng. Trong hai năm tiếp theo, bé sẽ cao thêm 10cm/năm".
Nói cách khác, khi đến sinh nhật tròn 1 tuổi, chiều cao của bé đã tăng gấp rưỡi so với lúc mới sinh. Sau 2 tuổi, tốc độ tăng trưởng của bé bắt đầu chậm dần, chỉ khoảng 10cm mỗi năm, đồng thời, mật độ xương cũng chỉ tăng lên khoảng 1% một năm ở cả bé trai và bé gái. Và hết 1000 ngày vàng đầu đời cho đến khi bắt đầu dậy thì, tốc độ tăng chiều cao của bé chậm hẳn lại, chỉ còn 5 – 6cm/năm.
Do đó, trong 6 tháng đầu đời, sẽ là tốt nhất nếu trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn. Ở lứa tuổi ăn dặm, cha mẹ nên cho trẻ ăn nhiều loại thức ăn khác nhau nhưng phải đảm bảo đủ 4 nhóm: protein, đường, chất béo, vitamin.
Tuy nhiên, đừng ép con ăn quá nhiều. Trẻ em không nên ăn quá nhiều carbohydrate, chất béo, đồ ngọt để tránh béo phì. Ngoài ra, hãy để trẻ được tham gia nhiều hoạt động ngoài trời, mặc quần áo thoải mái và đi ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc để thúc đẩy chiều cao phát triển tối đa.
Giai đoạn 2: Dậy thì (10 - 18 tuổi)
Dậy thì thường xảy ra ở giai đoạn 10-16 tuổi với bé gái và 12-18 tuổi đối với các bé trai. Đây là giai đoạn "tăng tốc" và "về đích" của chiều cao, vì sau thời gian này, trẻ không thể cao thêm được nữa.
Đặc trưng của thời điểm dậy thì là sự tăng trưởng vượt bậc về cả cơ bắp, khung xương cũng như các chức năng sinh dục. Đặc biệt, chiều cao của bé sẽ tăng lên rất nhanh, khoảng 10-15cm/năm.
Cụ thể: Ở giai đoạn 10 tuổi, cứ mỗi năm bé gái tăng 10cm chiều cao và tăng dần đến khi đạt được 15cm/năm ở độ tuổi 12. Trong khi đỉnh của tốc độ tăng trưởng chiều cao của bé trai là 10cm/năm khi được 12 tuổi và đạt tối đa 15cm/năm khi bé 14 tuổi. Tốc độ tăng trưởng chiều cao sẽ chậm dần khi bé gái được 15 tuổi và khoảng 17 tuổi ở bé trai.
Như vậy, thời điểm phát triển chiều cao mạnh nhất ở trẻ là từ 10 - 18 tuổi. Nó quyết định đến 23% chiều cao trung bình khi các bé trưởng thành. Kích thước xương, khối lượng xương và mật độ chất khoáng ở mỗi xương cũng sẽ tăng lên khoảng 4% mỗi năm tính từ giai đoạn bé được 10 tuổi cho đến hết dậy thì.
Nhóm thực phẩm hỗ trợ trẻ tăng chiều cao
Thực phẩm giàu protein giúp tăng chiều cao và cân nặng
Trẻ tăng cân tốt, mới phát triển chiều cao tối ưu. Trẻ 6-11 tuổi cần khoảng 1.600-2.200 calo mỗi ngày, gần bằng người trưởng thành. Lượng đạm chiếm khoảng 15% tổng năng lượng khẩu phần ăn, tương đương 32-50g. Mỗi ngày cần ăn khoảng 150-200g thịt, cá, trứng, sữa, tôm cua, đậu…
Đạm động vật chứa nhiều sắt, giúp phòng thiếu máu, xây dựng cấu trúc tế bào, phát triển nội tiết tố giới tính, tăng miễn dịch. Đạm động vật nên chiếm trên 30% lượng đạm chung. Ví dụ, trẻ cần 40g đạm thì có thể ăn 75g thịt cá (30%), 100g (70%) các chế phẩm từ sữa và đậu hũ.
Thực phẩm giàu canxi giúp xương dài và đặc
Canxi là thành phần quan trọng chiếm 99% cấu trúc xương và răng. Trẻ được cung cấp đủ canxi, xương sẽ chắc khỏe và dài hơn, tăng chiều cao và phòng bệnh loãng xương sau này. Trẻ 6 -7 tuổi cần 650mg; 8-9 tuổi cần 700mg, 10-11 tuổi cần 1.000mg canxi mỗi ngày.
Canxi có nhiều trong sữa và chế phẩm từ sữa (phô mai, sữa chua...), đậu, tôm, cua, hàu, nghêu, sò, hến và cá nhỏ kho nhừ ăn cả xương, rau màu xanh đậm (súp lơ, cải bó xôi...). Cơ thể hấp thụ canxi từ sữa tốt nhất. Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng, trẻ 6-11 tuổi nên uống khoảng 200-250ml sữa dạng lỏng mỗi ngày, bên cạnh việc ăn các chế phẩm khác như sữa chua, phô mai.
Thực phẩm giàu chất béo cung cấp năng lượng, tăng hấp thu vitamin D
Chất béo không chỉ cung cấp năng lượng cho lứa tuổi tiểu học hiếu động, mà còn là dung môi hòa tan vitamin D - loại vitamin tổng hợp từ ánh nắng mặt trời. Nếu thiếu vitamin D, ruột không thể hấp thu canxi và photpho, dẫn đến trẻ còi xương, chậm lớn, chân vòng kiềng.
Chất béo (dầu, mỡ) nên chiếm 20-30% năng lượng khẩu phần, khoảng 40-70g mỗi ngày. Chất béo no có nhiều trong thịt, mỡ động vật. Chất béo không no ở trong cá, dầu thực vật. Trẻ nên được bổ sung cả hai.
Thực phẩm chứa vitamin K2 giúp kéo canxi vào xương
Sau khi vitamin D giúp cơ thể hấp thu canxi tại ruột, vitamin K2 sẽ kéo canxi tiến thẳng vào xương. Vitamin D kích thích cơ thể tạo ra protein osteocalcin để vận chuyển canxi. Vitamin K2 sẽ hoạt hóa osteocalcin, chỉ huy gắn canxi vào đúng ma trận xương.
"Vitamin K2 làm nhiệm vụ vận chuyển canxi về xương. Nó cũng hoạt hóa matrix Gla protein (MGP), ngăn ngừa canxi lắng đọng quá mức cho phép tại mạch máu, gan, thận. Vitamin K2 không chỉ hỗ trợ tăng chiều cao, mà còn phòng tránh nguy cơ mắc các bệnh do dư thừa canxi gây ra", Tiến sĩ Sơn cho biết.
Theo Phunutoday
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất