Bé vô tình làm đổ phích nước, mẹ có cách sơ cứu 'cực bá đạo' khiến bác sỹ khen hết lời

Quỳnh Trang 2020-08-26 06:00
- Bố mẹ hãy tập cho mình những kỹ năng sơ cứu khi trẻ gặp nạn để có thể dùng đến khi cần.

Một số trẻ rất hiếu động, nghịch ngợm, bố mẹ ngăn cản cũng không được. Vì vậy, trẻ dễ gặp tai nạn. Các bậc cha mẹ cần thành thạo kỹ năng ứng cứu, sơ cứu để có thể đối phó với các tình huống bất ngờ khác nhau liên quan đến con mình.

Bé vô tình làm đổ phích nước, mẹ có cách sơ cứu 'cực bá đạo' khiến bác sỹ khen hết lời

Cách đây một thời gian, bé Tiểu Ưu nghịch ngợm nên làm đổ phích nước ra nhà. Em bé la hét ầm ỹ vì toàn bộ bắp chân và quần của bé bị bỏng. Mẹ bé nhìn thấy con lúc ấy thì lạnh sống lưng, vội dội một chậu nước lạnh lên bắp chân và quần con gái. Bé gái liên tục khóc lóc đòi cởi quần. Tuy nhiên, mẹ bé đã không làm vậy mà đưa bé đến bệnh viện chuyên khoa bỏng. Bác sỹ đã khen ngợi việc làm này của mẹ và nói rằng nếu mẹ cởi quần em bé lúc này, bé sẽ bị rách da, nhiễm trùng rất nguy hiểm.

Bé vô tình làm đổ phích nước, mẹ có cách sơ cứu 'cực bá đạo' khiến bác sỹ khen hết lời

Khi tiếp xúc với nước nóng, da sẽ nhanh chóng sưng tấy, phồng rộp, bỏng rát và bắt đầu nổi mụn nước. Trong trường hợp này, mẹ cần xử lý thế nào?

Cách sơ cứu khi trẻ bị bỏng nước sôi

Đầu tiên hãy xác định phạm vi của vết bỏng. Nếu là một vùng bỏng nhỏ thì bạn cần làm lạnh vết bỏng bằng nước lạnh. Đối với vết bỏng diện rộng, sau 15 phút xử lý bằng nước lạnh, không nên chờ đợi, hãy đưa bé đến bệnh viện càng nhanh càng tốt.

Bé vô tình làm đổ phích nước, mẹ có cách sơ cứu 'cực bá đạo' khiến bác sỹ khen hết lời

Có nên bôi đường cát vào vết bỏng của trẻ?

Bôi đường cát trắng là một phương pháp dân gian. Theo kiểm chứng khoa học: đường làm giảm giá trị pH của vết bỏng, môi trường axit có thể ức chế vi khuẩn, và tính ưu trương có thể khiến vi khuẩn mất nước, thoái hóa và chết. Bôi đường cũng giúp vết bỏng giảm phù nề. Tuy nhiên, đường chỉ được dùng trên những vết bỏng nhỏ. Đối với những vết bỏng lớn, bôi đường sẽ không có tác dụng, sẽ tốn thêm thời gian điều trị.

Bé vô tình làm đổ phích nước, mẹ có cách sơ cứu 'cực bá đạo' khiến bác sỹ khen hết lời

Làm sao để trẻ tránh nguy hiểm?

Đối với những vật dụng trong nhà gây nguy hiểm cho trẻ như ổ cắm, dây điện, dao, ... hãy nói với trẻ đây là đồ dùng nguy hiểm, trẻ không được động vào. Mẹ hãy nói cho trẻ biết hậu quả nguy hiểm khi sờ vào những đồ vật này. Bố mẹ cũng nên đặt những đồ vật nguy hiểm như phích nước, ấm nước, dao...ở xa tầm tay của trẻ.

Quỳnh Trang/Theo Sohu

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Khi bình yên, người ta thường quên đi lời thề trong giông bão