6 sự thật bất ngờ từ mẹ bầu Nhật, điều số 5 khiến ai cũng hãi hùng

2018-11-11 09:09
- Nhật Bản là một quốc gia nằm ở Châu Á. Tuy nhiên, dường như có rất nhiều quan niệm khác biệt về cách chăm sóc thai phụ, so với các quốc gia trong khu vực. Kể cả khi bạn là một phụ nữ Châu Á hoàn toàn, bạn vẫn có thể bị sốc nếu chọn lựa sinh con ở đây. Dưới đây là những khác biệt mà bạn có thể vẫn chưa biết.

Huy hiệu “Tôi đang có em bé”

Sau khi khám thai lần đầu tiên, mẹ bầu sẽ được bác sĩ cấp cho một chiếc phù hiệu, huy hiệu, hay móc khóa có thể đeo hoặc mang trên người, với những chỉ dẫn bằng hình ảnh rõ ràng và dễ hiểu, chỉ ra rằng đây là một người phụ nữ đang mang thai. Huy hiệu này khá có ích với những bà mẹ nhỏ con, hoặc trong những tháng đầu tiên, khi em bé vẫn còn bé bằng hạt đậu, người ngoài không thể biết được bạn đang mang thai. Chẳng hạn, khi đeo các huy hiệu này, bà mẹ sẽ không phải chờ đợi mệt mỏi trong các dịch vụ bắt buộc phải xếp hàng, hoặc khi tham gia các phương tiện giao thông công cộng như xe buýt, tàu hỏa…

6 sự thật bất ngờ từ mẹ bầu Nhật, điều số 5 khiến ai cũng hãi hùng

Bổ sung vitamin

Ở các nước phương Tây, mẹ bầu thường được các bác sĩ khuyên nên bổ sung thêm các loại vitamins như kẽm, canxi, sắt, vitamin C, axit folic..v..v… Việc này giúp các em bé trong bụng mẹ nhận được một chế độ dinh dưỡng hoàn thiện để phát triển. Ở Nhật Bản, thật kỳ lạ là các chuyên gia y tế không khuyến khích mẹ bầu dùng các loại thuốc bổ sung vitamin. Họ cho rằng, một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh sẽ tốt cho thai nhi, bao gồm trái cây, rau và sữa. Ngoài chế độ ăn hợp lý, bà bầu Nhật Bản chỉ nên bổ sung thêm axit folic trong tam cá nguyệt đầu tiên mà thôi.

Ăn sushi và uống trà

Ở nhiều nước phương Tây, phụ nữ mang thai được khuyên không nên ăn quá nhiều cá sống như sushi. Lý do là do nguy cơ vi khuẩn và ô nhiễm, đồng thời trong cá biển có thủy ngân. Tuy nhiên, ở Nhật Bản, lời khuyên có phần khác biệt. Các bác sĩ sẽ không cảnh báo về việc tiêu thụ cá sống, mà thậm chí còn xem đó là thức ăn giàu chất dinh dưỡng cho bà bầu.

Điều này cũng tương tự đối với việc uống trà trong khi mang thai. Ở nhiều nước, phụ nữ có thai được khuyên không uống nhiều trà do hàm lượng caffeine của nó. Caffeine là một chất kích thích và một số nghiên cứu đã cho thấy những rủi ro đối với thai nhi như nhẹ cân và sinh muộn. Tại Nhật Bản, các bác sĩ không cho rằng uống trà sẽ gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai, vì vậy việc thưởng thức trà trong thai kỳ không bị cấm.

6 sự thật bất ngờ từ mẹ bầu Nhật, điều số 5 khiến ai cũng hãi hùng

Hạn chế tăng cân quá nhiều

Phụ nữ châu Á thường được khuyến khích là nên ăn nhiều trong thai kỳ, “ăn cho 2 người”. Do đó, nhiều bà mẹ đã tăng cân chóng mặt so với thời kỳ trước khi mang thai. Tại Nhật Bản, các bác sĩ theo dõi trọng lượng của một thai phụ rất nghiêm túc trong suốt quá trình mang thai. Lời khuyên chung dành cho các bà bầu về mức cân nặng trong thời gian này vô cùng nghiêm ngặt, với khuyến nghị rằng phụ nữ chỉ nên tăng từ 7 -12 kg trong cả thai kỳ. Điều này sẽ giúp cho mẹ bầu sinh nở dễ dàng, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro khi chuyển dạ. Việc hạn chế tăng cân quá nhiều cũng giúp các bà mẹ dễ dàng lấy lại dáng sau khi sinh con.

Đẻ thì phải đau!

Gây tê ngoài màng cứng là kỹ thuật khá phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Nó được thực hiện khi sản phụ đã có những cơn co tử cung và cổ tử cung đã mở từ 2 – 3cm. Thuốc gây tác dụng cục bộ do đó ngoài việc không cảm thấy đau, sản phụ vẫn hoàn toàn tỉnh táo trong suốt quá trình vượt cạn.

Đáng ngạc nhiên là ở Nhật Bản, gây tê ngoài màng cứng không phải là kỹ thuật phổ biến. Thật vậy, khá nhiều bệnh viện hoàn toàn không cung cấp dịch vụ này. Nhiều người Nhật cho rằng, đẻ mà không đau thì không phải là… đẻ. Họ cho rằng, chỉ khi trải qua cảm giác đau đớn, không có sự hỗ trợ của thuốc giảm đau hay máy móc, thì người phụ nữ mới có thể cảm nhận được tình mẫu tử dành cho đứa con vừa chào đời. Mối liên kết giữa mẹ và con sẽ được khắng khít hơn.

6 sự thật bất ngờ từ mẹ bầu Nhật, điều số 5 khiến ai cũng hãi hùng

“Đàn bà đi biển mồ côi…”

Thật kỳ lạ là điều này hoàn toàn được ủng hộ và xem như là hiển nhiên ở Nhật Bản. Ở nhiều nước, người thân của thai phụ ở lại bệnh viện là điều bình thường. Tuy nhiên, ở Nhật Bản, “đàn bà đi biển mồ côi…” đều rất khác biệt.

Chỉ có các bà mẹ và trẻ sơ sinh mới được phép ở lại bệnh viện trước và sau khi sinh. Người thân có thể đến thăm, nhưng chỉ được phép trong những giờ đặc biệt. Trái với quan điểm cho rằng thai phụ sẽ cảm thấy đơn độc và bị cô lập khi chỉ có một mẹ một con trong bệnh viện, điều này giúp các bà mẹ toàn tâm toàn ý tập trung vào việc chăm sóc thiên thần vừa chào đời của mình. Nếu họ cần bất cứ sự giúp đỡ nào thì bên cạnh đã có các y tá, điều dưỡng của bệnh viện.

Theo WTT

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Cháu bà nội tội bà ngoại