4 kiểu mẹ bầu dễ bị rạch tầng sinh môn khi sinh nở

Quỳnh Trang 2020-06-11 09:30
- Rạch tầng sinh môn dường như là một nỗi ám ảnh đối với bất cứ người phụ nữ nào.

Rạch tầng sinh môn là biện pháp các bác sỹ thường sử dụng để hỗ trợ sản phụ sinh nở nhanh chóng, thuận lợi hơn. Không phải bất cứ sản phụ nào cũng cần rạch tầng sinh môn. Tất cả phụ thuộc vào tình trạng thai nhi và sản phụ.

Trên thực tế, việc rạch tầng sinh môn giúp người mẹ sinh nở nhanh chóng, thai nhi tránh bị ngạt. So với vết rách tầng sinh môn tự phát, vết rạch tầng sinh môn thường mịn, đẹp và có chủ đích hơn, có lợi hơn cho sự phục hồi của sản phụ sau sinh.

Tuy nhiên, một thực tế không thể chối cãi là vết rạch tầng sinh môn bị chảy máu nhiều. Để ngăn ngừa vết thương bị nhiễm trùng, hãy vệ sinh vùng kín sạch sẽ, thoáng khí và theo dõi thường xuyên để tránh nhiễm trùng.

4 kiểu mẹ bầu dễ bị rạch tầng sinh môn khi sinh nở

4 nhóm mẹ bầu dễ bị rạch tầng sinh môn

1. Người mẹ mang thai lần đầu sinh nở. Trong lần đầu sinh nở, âm đạo của người phụ nữ tương đối kín, độ đàn hồi kém. Để sinh nở an toàn, bác sỹ sẽ rạch tầng sinh môn.

2. Sản phụ cao tuổi. Với những sản phụ này, việc mang thai đã là một điều rất nguy hiểm. Trong quá trình chuyển dạ, bác sỹ thường rạch tầng sinh môn để giúp quá trình chuyển dạ suôn sẻ hơn, giảm tổn thương cho cả mẹ và bé.

3. Mẹ bầu có thị lực kém. Ở những bà mẹ mang thai như vậy, trong quá trình sinh nở, nếu họ sử dụng quá nhiều lực, mắt sẽ vô thức bị lồi ra ngoài, gây tổn hại nhiều hơn đến thị lực.

4. Đầu của thai nhi quá lớn. Thông thường, khi em bé được sinh ra, đầu ra trước. Nếu đầu của bé quá lớn, quá trình chuyển dạ khó khăn sẽ gây ra chứng loạn trương lực cơ. Bác sỹ sẽ nhanh chóng rạch tầng sinh môn để đưa em bé ra ngoài.

 

4 kiểu mẹ bầu dễ bị rạch tầng sinh môn khi sinh nở

Cách chăm sóc vết thương rạch tầng sinh môn

Sau khi rạch tầng sinh môn, trong thời gian ở cữ, mẹ sữa cần chăm sóc vết rạch tầng sinh môn để tránh nhiễm trùng và ảnh hưởng đến sự phục hồi sau sinh. 

1. Làm sạch vết thương mỗi ngày và làm theo hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời, chú ý vệ sinh vùng kín, thay đồ lót thường xuyên, thay băng vệ sinh sạch sẽ.

2. Tránh ngồi lâu, ho, cười, tập thể dục nặng, tắm hoặc thậm chí mang vật nặng. 

4 kiểu mẹ bầu dễ bị rạch tầng sinh môn khi sinh nở

3. Thường xuyên cho bé bú. Nếu bạn quá đau, hãy cho bé bú nằm. Hãy đặt một miếng đệm dưới mông hoặc gối đỡ lưng để giảm đau

4. Hãy đi vệ sinh trong tư thế ngồi xổm

5. Trước khi vết thương lành trở lại, chú ý tránh quan hệ tình dục.

Quỳnh Trang/Theo Sohu

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Nếu được chọn lại, em vẫn sẽ yêu anh