4 bộ phận của trẻ sơ sinh cấm mẹ chạm tay vào kẻo con ốm yếu, chậm phát triển

2018-03-21 18:13
- Có những bộ phần quan trọng của trẻ sơ sinh mà mẹ tuyệt đối không nên đụng vào, kẻo lại hại con.

1. Vùng thóp của trẻ

Có mẹ nào bị nghiện con như em không? Cả ngày chỉ cần ngắm con, ôm ấp hít hà con là thấy sung sướng rồi. Nhưng các mẹ ạ, yêu con cỡ nào thì các mẹ cũng nên chú ý bởi trẻ sơ sinh có những bộ phận mà mẹ tuyệt đối không được chạm vào đâu nhé! Bởi nếu tùy tiện chạm vào có thể làm tổn thương sâu sắc đến sức khỏe, thậm chí là sự phát triển của con đấy!

Thóp là bộ phận cực kỳ quan trọng của trẻ sơ sinh. Bởi khi mới sinh, thóp là phần xương đỉnh đầu của bé chưa khép hết, chia ra thành 2 phần thóp trước và thóp sau. Khi bé được 3 tháng tuổi, thóp sau sẽ ‘biến mất’ do khớp nối xương sọ được liền kín lại, còn thóp trước phải đợi đến khi bé được hơn 1 tuổi. Trên thực tế vùng thóp rất mỏng manh, nếu chạm mạnh có thể gây nhiễm trùng mô não.

Nhiều mẹ khi nhìn thấy thóp cử động phập phồng theo từng nhịp thở của con lại hay hoang mang, lo lắng. Tuy nhiên, trên thực tế, mẹ không cần quá sợ hãi bởi phía trên thóp có một màng rất dày, giúp bảo vệ thóp cực kỳ tốt.

Khi muốn làm sạch đầu cho con, mẹ nên nhẹ nhàng và tránh chạm mạnh vào phần thóp để bảo vệ bé. Để vệ sinh phần thóp, mẹ có thể lau nhẹ nhàng lau bằng khăn mỏng cùng với dầu ô liu rồi lau lại bằng nước sạch.

4 bộ phận của trẻ sơ sinh cấm mẹ chạm tay vào kẻo con ốm yếu, chậm phát triển

2. Phần cuống rốn

Với trẻ sơ sinh, rốn chính là vết thương của bé. Vì vậy rốn phải được vệ sinh sạch sẽ và giữ khô ráo thường xuyên. Mẹ và những người thân không nên chạm trực tiếp tay vào rốn của bé để ngăn ngừa nhiễm trùng và nhiễm khuẩn.

Đồng thời, khi thay tã cho con, mẹ cần chú ý không để nước tiểu hoặc phân dính vào cuống rốn con, cũng không để rốn ngập nước quá lâu. Cụ thể, mẹ cần phải chăm sóc và theo dõi rốn cho trẻ sơ sinh hàng ngày và vệ sinh rốn theo qui trình sau:

– Rửa tay sạch bằng nước và xà phòng, sát trùng lại bằng cồn 90 độ.

– Nhẹ nhàng tháo băng rốn và gạc rốn.

– Quan sát mặt cắt rốn và vùng quanh rốn xem có bị viêm đỏ, có mủ, có dịch vàng hay có chảy máu không, rốn có mùi hôi không.

– Lau rốn sạch bằng gòn và nước chín vô trùng, sau đó thấm khô vùng cuống rốn và chân rốn.

– Sát trùng vùng da quanh rốn bằng cồn 70 độ.

– Có thể để hở rốn hoặc chỉ cần che rốn bằng một lớp gạc mỏng vô trùng.

– Quấn tã vùng dưới rốn, tránh để phân, nước tiểu hay bất kỳ chất gì vấy bẩn lên vùng rốn.

Chú ý, không tự ý bôi bất cứ chất lạ gì lên rốn, rốn chỉ được làm sạch bằng nước vô trùng. Nếu không chắc chắn về kĩ năng chăm sóc rốn, các bà mẹ nên nhờ nhân viên y tế đến nhà hướng dẫn.

3. Vùng tai của trẻ

Ráy tai được hình thành từ những tế bào chết, mồ hôi, bã nhờn do các tuyến trong ống tai tiết ra và có tác dụng ngăn cản bụi bẩn, làm ẩm và bôi trơn ống tai cũng như ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng tai.

Tuy nhiên, nhiều mẹ thường tự ý dùng bông tăm để làm sạch tai con mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Trên thực tế vệ sinh tai trẻ nhỏ không phải là lấy ráy tai. Và 90 % trẻ không cần lấy ráy tai. Vì vậy, mẹ không nên ngoáy tai cho bé mà chỉ nên dùng khăn ẩm lau vùng vành ngoài của tai là đủ. Chú ý tránh để nước vào tai bé, có thể gây nhiễm trùng.

4. Quai hàm, má của trẻ

Quai hàm hay vùng má của bé gần với mang tai và tuyến mang tai – đây là vùng có xương mềm, rất dễ gãy hoặc biến dạng bởi khung xương của con vẫn còn non yếu, nếu mẹ thường xuyên xoa má, vuốt mặt con sẽ làm cho khung xương của khuôn mặt không phát triển bình thường, có thể khiến cho khuôn mặt con bị lệch sang một bên, hoặc khuôn mặt phát triển to, nhỏ không đều nhau.

Chẳng hạn như thường xuyên hôn bé có thể gây ra sự phát triển bất đối xứng giữa hàm bên phải và bên trái của bé.

Đây là thói quen rất phổ biến của nhiều ông bố bà mẹ. Thậm chí nhiều người thân khi đến thăm trẻ cũng đều muốn thơm má, bẹo má trẻ và xem đó như một hành động cưng nựng vô hại.

Ngoài ra, vùng mông, bộ phận sinh dục và hậu môn của bé cũng là bộ phận quan trọng của trẻ sơ sinh, rất nhạy cảm, dễ bị tổn thương và nhiễm khuẩn do thường xuyên tiếp xúc với phân và nước tiểu.

Vì thế bố mẹ cần đặc biệt chú ý đến các thao tác chăm sóc, lau rửa cho con. Cần thường xuyên thay tã cho bé sau khoảng 2 lần bé tè và thay ngay khi bé đi tiêu. Tốt nhất là nên để bé mặc mỗi tã vải để vùng này luôn được khô thoáng. Sau mỗi lần vệ sinh, nên để da khô một lúc trước khi mặc tã để tránh ẩm ướt sinh ra viêm nhiễm, rôm sảy, hăm tã.

Theo Khampha.vn

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Những sao Việt xuất thân con nhà giàu: Ông Cao Thắng, Hà Anh Tuấn là thiếu gia nổi tiếng