Vì sao mẹ chớ nên cai sữa cho con vào mùa đông?
Tin liên quan
Tại sao không nên cai sữa cho trẻ vào mùa đông?
1. Trong mùa đông, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm tương đối lớn, thời tiết lại hanh khô, sức đề kháng của trẻ còn non yếu khiến bé dễ bị ốm vặt, nhất là mắc các bệnh về đường hô hấp.
2. Thực phẩm vào mùa đông không phong phú như mùa xuân và mùa thu (Mẹ không nên cho bé ăn rau, quả trái vụ), khả năng hấp thụ thức ăn bổ sung của bé sẽ tương đối thấp.
3. Trong sữa mẹ có một lượng lớn kháng thể, có tác dụng nâng cao sức đề kháng bệnh tật cho bé và khiến bé ít ốm vặt hơn trong mùa đông.
Vì vậy, thời điểm cai sữa cho trẻ tốt nhất là mùa xuân và mùa thu. Vì nhiệt độ lúc này khá thích hợp, lượng thức ăn dào dồi dào nên thể trạng của bé sau khi cai sữa sẽ tương đối tốt hơn.
Nhưng dù cai sữa cho trẻ lúc nào, nếu chẳng may bé bị ốm vặt, sốt, tiêu chảy, nôn trớ… thì mẹ hãy hoãn cai sữa vài ngày, cho trẻ bú sữa mẹ có thể tăng cường tiêu hóa và sức đề kháng. Đồng thời việc bú mẹ cũng rất tốt cho tâm lý. Sau đó, bạn hãy đợi bé bình phục hoàn toàn rồi tiếp tục cai sữa.
Tất nhiên, nếu thể trạng của mẹ không cho phép hoặc thực sự không có sữa hoặc có những yếu tố khác cản trở việc cho con bú thì mẹ có thể cai sữa bất cứ lúc nào chứ đừng tự tạo áp lực cho bản thân.
Lưu ý khi cai sữa cho trẻ
Khi mẹ quyết định cai sữa cho bé cần chọn lúc bé khỏe mạnh. Mẹ không nên cai sữa khi bé đang bị ốm. Điều này sẽ khiến bé khó thích nghi với những thay đổi mới, gây ra biếng ăn, còi xương.
Giai đoạn chuyển từ bú mẹ sang bú bình và ăn dặm, trẻ dễ bị táo bón hoặc tiêu chảy, vì vậy mẹ nên duy trì cho bé bú mẹ, để bé có kháng thể từ sữa mẹ giúp chống lại bệnh tật cho bé. Khi cảm thấy bé có thể chấp nhận những thực phẩm thay thế sữa mẹ thì lúc đó mẹ mới nên cai sữa hoàn toàn.
Không nên cai sữa cho trẻ vào những ngày thời tiết xấu, vì trời quá nóng bé dễ bị rối loạn tiêu hóa, còn trời quá ẩm hay quá lạnh bé dễ bị mắc các bệnh đường hô hấp.
Trong thời gian cai sữa cho con, nếu thấy ngực bị đau và cương thì mẹ có thể dùng khăn mềm nhúng vào nước ấm, đặt vào ngực để ngực mềm dần rồi vắt sữa ra hoặc hút cho thông sữa.
Nếu sữa mẹ quá nhiều trong thời gian cai sữa có thể uống thuốc ức chế tiết sữa nhưng phải có chỉ định của cán bộ y tế.
Sau khi cai sữa, cần có các chế độ ăn thay thế đảm bảo đủ chất cho trẻ, nhất là chất đạm (thịt, cá, trứng, đậu, đỗ...), chất béo (dầu, mỡ) và các loại rau quả.
Quỳnh Trang/Theo Sohu
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất