Thấy con gái càng lớn càng xấu, răng mọc không đều, bố mẹ không ngờ nguyên nhân do 1 thói quen lúc ngủ

2021-04-05 19:00
- Có những thói quen của trẻ tưởng chừng rất bình thường, nhưng lại là dấu hiệu của một số căn bệnh nguy hiểm.

Cách đây không lâu, một cặp vợ chồng ở Hồ Nam, Trung Quốc đưa con đi xét nghiệm huyết thống, vì nhận thấy con mình càng lớn càng xấu, hoàn toàn không giống bố mẹ. Khi đến bệnh viện kiểm tra, bác sĩ Đằng Lập Bình tại Bệnh viện Nhi trực thuộc Trường Đại học Y khoa Chiết Giang phát hiện, răng của cô bé mọc không đều, môi dày, mũi tẹt.  

Bố của cô bé nói rằng, con gái ông từ nhỏ thường ngủ ngáy và thở bằng miệng. Cuối cùng, bác sĩ chẩn đoán cô bé bị phì đại adenoid (hay còn gọi là viêm VA ). 

Bé gái từ nhỏ đã ngủ ngáy và thở bằng miệng. 

Việc trẻ ngủ ngáy không phải là hiếm và người lớn thường ít chú trọng đến thói quen này. Thậm chí, nhiều người còn cho rằng, ngủ ngáy chứng tỏ trẻ ngủ ngon hơn. Không ai có thể ngờ rằng, ngủ ngáy cũng là dấu hiệu của bệnh tật. Nó khiến cho khuôn mặt của một đứa trẻ bị thay đổi theo thời gian. 

Ngủ ngáy nguy hiểm như thế nào đối với trẻ nhỏ? 

Nếu nhận thấy con mình ngủ ngáy thường xuyên, cha mẹ nên cẩn thận đưa trẻ đi khám, có thể bị viêm VA. U mỡ sẽ làm tắc lỗ mũi, gây nghẹt mũi, khiến trẻ không còn cách nào khác buộc phải thở bằng miệng, dẫn tới hiện tượng ngáy. 

Viêm VA là căn bệnh phổ biến và thường xảy ra ở trẻ nhỏ, khoảng 9,9 – 19,2% trẻ có thể mắc. 

Nếu không chú ý tới điều này, việc thở bằng miệng trong thời gian dài sẽ gây ra những thay đổi cấu trúc khuôn mặt của trẻ vĩnh viễn, ảnh hưởng đến môi dày, răng khểnh, không thẳng hàng. Điều này dẫn tới toàn bộ khuôn mặt trở nên dài, nhọn bất thường, trông rất xấu xí. 

Thấy con gái càng lớn càng xấu, răng mọc không đều, bố mẹ không ngờ nguyên nhân do 1 thói quen lúc ngủ

Tác hại của phì viêm VA không chỉ là biến dạng khuôn mặt. Việc ngủ ngáy kéo dài, ngủ không ngon giấc còn ảnh hưởng tới sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Bạn nên biết rằng, 75% hormone tăng trưởng của con người được tiết ra trong khi ngủ, nếu ngủ không ngon giấc mỗi ngày, trẻ khó có thể đạt được chiều cao chuẩn. 

Ngủ không ngon giấc khiến trẻ ban ngày thiếu năng lượng, không tập trung được, cứ tiếp diễn như vậy thì trẻ dễ bị tăng động, bốc đồng, học hành sa sút… Ngoài ra, các vấn đề sức khỏe khác như viêm mũi, viêm tai giữa cũng có thể xuất hiện. 

Điều trị viêm VA như thế nào? 

Nếu các u tuyến sưng to gây khó chịu cho trẻ mà dùng thuốc không hiệu quả, có các triệu chứng như khó thở, khó nuốt, hoặc viêm tai giữa có mủ, viêm xoang nhiều lần hoặc dai dẳng, ngủ không ngon giấc, nhiễm trùng adenoid lặp đi lặp lại, mặt bị méo lệch…, lúc này cần phẫu thuật càng sớm càng tốt. 

Vết thương sẽ lành tự nhiên trong vòng 1 tuần sau khi mổ (Ảnh minh họa). 

Cha mẹ đừng quá lo lắng, việc phẫu thuật nội soi hiện nay rất phát triển, các mô tuyến sẽ lành tự nhiên, không để lại sẹo, bệnh nhân xuất hiện từ 1 đến 2 ngày sau khi phẫu thuật. 

Trẻ có thể ăn thức ăn dạng lỏng sau 6 tiếng sau khi phẫu thuật, ăn buống bình thường sau 2 – 3 ngày. Vết thương sẽ lành tự nhiên trong vòng 1 tuần sau khi mổ, trong thời gian này nên cho trẻ uống thêm nước, ăn thức ăn mềm, lỏng bổ dưỡng, tránh gắng sức, không bơi lội trong vòng 3 tuần, không ho, khạc nhổ mạnh. Nếu miệng chảy máu ít, nhẹ nhàng khạc ra để quan sát, đồng thời, giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ để không bị nhiễm trùng. Đặc biệt cần tránh xa những người đang ho, cảm lạnh và hút thuốc. 

Làm gì để ngăn chặn viêm VA? 

Adenoid là một phần quan trọng trong hệ thống miễn dịch của trẻ. Chúng giúp trẻ chống lại nhiễm trùng và duy trì sức khỏe. Khi trẻ hay bị dị ứng, viêm mũi lâu ngày không khỏi, ho nhiều, viêm nhiễm vùng đầu cổ nhiều lần..., tức là các mô bạch huyết bị nhiễm trùng, các tuyến hạch sẽ to ra khi bị kích thích nhiều lần, gây viêm. 

Ngoài ra, nếu ở nhà có người hút thuốc cũng sẽ ảnh hưởng đến đường hô hấp trên của trẻ, cũng có thể khiến trẻ bị viêm VA. Ngoài ra, hiện tượng trào ngược dạ dày, không dung nạp thức ăn… cũng có thể kích thích tuyến adenoid to ra. 

Để phòng tránh bệnh viêm VA, điều cơ bản nhất là nâng cao sức đề kháng của chính trẻ (Ảnh minh họa) 

Vì vậy, để phòng tránh bệnh viêm VA, điều cơ bản nhất là nâng cao sức đề kháng của chính trẻ (ăn uống điều độ, vận động hợp lý). Phải phòng những bệnh về đường hô hấp, tránh kích thích tuyến hạch to ra để phòng ngừa nhiễm trùng mô bạch huyết. 

Ăn ít thực phẩm và đồ uống kích thích thực quản, chẳng hạn như socola, đồ chiên rán và nước trái cây như nước cam và nước ép cà chua. Thay đổi cách ăn uống, ăn thành nhiều bữa nhỏ và thường xuyên, không nên ăn quá no cùng một lúc để giảm kích ứng thực quản. 

Cuối cùng, khi cha mẹ nhận thấy trẻ ngủ ngáy quá nhiều, cần đưa trẻ đi khám sớm, nếu không muốn con mình bị khuyết tật, trở nên xấu xí. 

Theo Nhịp sống Việt

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Top 3 cung hoàng đạo 'đa nhân cách', lạnh lùng với người lạ, hào phóng với người quen