Rem sáng là gì? – Vấn đề đau đầu được mẹ Việt Kiều khắc phục bằng thần chú siêu bất ngờ

Lê Huyền 2023-12-20 06:00
- Rem sáng là gì? Ngoài catnap thì REM sáng cũng là một vấn đề của các bé theo EASY làm các mẹ đau đầu. Tuy nhiên, làm thế nào để bé có giấc ngủ sâu, khắc phục hiệu quả vấn đề này lại là điều không phải bà mẹ nào cũng biết.

Chị Tanya Phạm (sống tại Nga) cho biết, rất nhiều mẹ cảm thấy cực kì mệt mỏi, vì cứ tầm 4-5h sáng gà còn chưa gáy em bé đã ọ oẹ khóc lóc. Khi đó, mẹ tưởng con dậy sớm, cho con dậy luôn, dẫn đến việc cả nhà mất ngủ, lịch sinh hoạt của con trở nên lộn xộn, kéo theo buổi đêm con đòi đi ngủ quá sớm… Giai đoạn này được gọi là REM sáng.

Rem sáng là gì?

REM sáng là giai đoạn chu kỳ REM xảy ra trong giấc ngủ của em bé sơ sinh thường diễn ra vào thời gian gần sáng sớm. Trong khoảnh khắc này, mặc dù đôi mắt của em bé vẫn đóng kín, nhưng miệng sẽ phát ra những âm thanh gầm ghè không thoải mái. Đặc biệt, em bé có thể chuyển động nhiều hơn và trở mình qua lại nhiều hơn so với những thời kỳ khác trong đêm.

REM sáng – Vấn đề khiến các mẹ đau đầu được mẹ Việt Kiều khắc phục bằng thần chú siêu bất ngờ

Chị Tanya Phạm và bé Gấu (Ảnh: NVCC)

“Giấc ngủ của chúng ta đều trải qua một xâu chuỗi liên tục, lần lượt 2 giai đoạn ngủ lặp đi lặp lại là: ngủ sâu (non-REM) đây là khoảng thời gian để não bộ, cơ thể phục hồi, chúng ta thường ngủ rất say, khó đánh thức ở giai đoạn này.

Thứ hai là ngủ nông (REM), là khoảng thời gian các noron thần kinh, não bộ phát triển và kết nối mạnh mẽ. Đây cũng là chu kì ngủ mà chúng ta hay mơ, dễ bị tỉnh giấc nhất. Chỉ khác là 1 chu kì ngủ ở người lớn thường kéo dài 90 phút, chúng ta dễ dàng chuyển tiếp giấc ngủ sang chu kì ngủ mới, còn trẻ sơ sinh thì không. Chu kì ngủ của bé rất ngắn chỉ từ 30-45 phút và không phải bé nào cũng có thể tự chuyển giấc được. REM thường trở nên mạnh mẽ về buổi sáng, một số chu kì REM quá mạnh có thể đánh bật bé ra khỏi chu kì ngủ, làm bé tỉnh giấc”, bà mẹ trẻ cho biết thêm.

REM sáng – Vấn đề khiến các mẹ đau đầu được mẹ Việt Kiều khắc phục bằng thần chú siêu bất ngờ

REM sáng là một trong những vấn đề khiến nhiều bà mẹ đau đầu (Ảnh: NVCC)

Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, chu kì REM là lúc não bộ nhân bản, là lúc con học kĩ năng cả về thể chất lẫn tinh thần, học lật, lẫy, bò, ngồi, đứng, thậm chí cả học nói. Trẻ sơ sinh lớn lên trong khi ngủ, chính xác hơn là trẻ lớn trong chu kì ngủ REM. Theo đó, chị Tanya Phạm nhấn mạnh rằng, REM không thể chữa được.

Đó là 1 phần không thể thiếu của trẻ sơ sinh, bất kì bé nào cũng ngủ REM. Với các bé có khả năng tự ngủ, bé có thể tự nối giấc, dễ dàng quay lại giấc ngủ hơn. Với các bé phụ thuộc ti mẹ hay bế ru để ngủ, bé sẽ cần các yếu tố đó để quay lại giấc ngủ.

Tại sao có giai đoạn REM sáng ở trẻ sơ sinh?

Chu kỳ giấc ngủ của con người được chia thành hai giai đoạn chính là REM (Rapid Eye Movement - Chuyển động Nhanh của Mắt) và N-REM (Non-Rapid Eye Movement - Không Chuyển động Nhanh của Mắt). Trong người trưởng thành, giai đoạn REM chiếm khoảng từ 90 đến 120 phút, tương đương với khoảng 25% tổng thời gian ngủ. Trong khi đó, ở trẻ sơ sinh giai đoạn này chiếm đến 50% thời gian giấc ngủ.

Giai đoạn REM đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ sơ sinh. Tại thời điểm này, dạ dày của bé còn nhỏ nên chỉ chứa được lượng thức ăn nhỏ. Giấc ngủ trong chu kỳ REM giúp bé cảm nhận sự đói, kích thích hoạt động não bộ để bé tỉnh dậy khi cảm thấy đói thay vì tiếp tục ngủ mê li bì mà quên ăn. Điều này giải thích tại sao trẻ sơ sinh thường thức dậy sau mỗi 3 giờ để bú.

Ngoài ra, chu kỳ REM cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ bé học cách tồn tại và phát triển. Trong giai đoạn ngủ này, não bộ của bé sẽ định hình và phát triển, giúp bé học cách kiểm soát giác quan và các bộ phận khác của cơ thể. Cùng lúc, bé học những kỹ năng đầu tiên như nắm tay, lẫy, bò, đứng, ngồi, đi và phát triển khả năng nói.

Tuy nhiên, cũng đáng lưu ý rằng trong giai đoạn ngủ REM, trẻ sơ sinh cũng dễ bị đánh thức, mang đến những thách thức cho bố mẹ.

Một vài cách khắc phục Rem sang của chị Tanya Phạm

1.Hỗ trợ

Với cách này, mẹ cần canh khi con vừa bắt đầu ọ oẹ, trở mình thì hỗ trợ luôn bằng cách cho con ti giả, bế ru... Tuy nhiên, mẹ Gấu cũng nhấn mạnh đây chỉ là cách tạm thời, nếu chọn cách này thì mẹ xác định cứ phải hỗ trợ con mãi đến khi con lớn luôn.

REM sáng – Vấn đề khiến các mẹ đau đầu được mẹ Việt Kiều khắc phục bằng thần chú siêu bất ngờ

REM sáng – Vấn đề khiến các mẹ đau đầu được mẹ Việt Kiều khắc phục bằng thần chú siêu bất ngờ

Mặc kệ con là cách khắc phục REM sáng bất ngờ của chị Tanya Phạm (Ảnh: NVCC)

2. Cho ti

Đây là cách này vừa nhanh, đơn giản lại hiệu quả cao. Nhưng giờ REM 4-5h sáng, mà cho con ăn thì bữa sáng đầu ngày vào 6-7h con sẽ ăn không hiệu quả. Trong khi đó, bữa sáng đầu ngày cực kì quan trọng, ăn không tốt sẽ ngủ không ngon, bị xáo trộn lịch cả ngày. Do đó, chị cũng khẳng định đây không phải giải pháp lâu dài.

3. Makecon

“Nghe có vẻ hài hước nhưng mình chọn thần chú "mặc kệ con". Con REM thì bố mẹ cứ ôm gối ra ngoài ngủ, hoặc sức chịu đựng cao thì bơ đi mà ngủ tiếp. May mắn thì con ọ oẹ vài phút rồi tự ngủ lại. Nếu không, con khóc to thì áp dụng nút chờ 10-15 phút rồi vào hỗ trợ con. Kiên trì rồi con sẽ dần dần biết tự nối giấc, vượt REM. 

Bản thân mình cho rằng, đây là cách này là hiệu quả nhất, mẹ xác định mất vài ngày, thậm chí vài tuần. Nhưng sau này sẽ hái quả ngọt mãi mãi. Trước đây, khi 19 tuần, bé Gấu REM mình thường hỗ trợ con, cho ti giả để con ngủ lại luôn để cả nhà được ngủ tiếp. Nhưng cứ tiếp tục mãi như thế cũng không ổn, nên mình bàn với chồng sẽ dùng thần chú mackecon. Khoảng hơn 1 tuần, cứ 5h sáng là con gào khóc, thời điểm đó đang ngủ ngon mà nghe con khóc cực kỳ là bực bội, nhưng mình đã cố gắng, trùm chăn ngủ tiếp. Sau đó thì bé Gấu tự vượt REM thành công”, mẹ Việt Kiều bày tỏ.

rem sáng là gì

Ngoài ra, chị cũng lưu ý rằng, REM sáng cũng trở nên mạnh mẽ hơn khi con rơi vào tuần khủng hoảng, hoặc khủng hoảng ngủ. Vì thế, có rất nhiều bé đã biết tự ngủ/ tự vượt REM tốt rồi, mà rơi vào những giai đoạn này lại REM hỏng nhà khiến cha mẹ bối rối. Theo đó, chị Tanya vẫn giữ quan điểm:  mỗi bé mỗi khác, các mẹ hãy theo dõi biểu hiện của con và lựa chọn cách phù hợp nhất với gia đình mình nhất.

Hướng dẫn xử lý tình trạng REM sáng đúng cách ở trẻ nhỏ

Ngoài việc muốn biết "Rem sáng là gì?", nhiều người cũng quan tâm đến các phương pháp xử lí tình trạng  này. Dưới đây là một số cách xử lý tình trạng REM sáng ở trẻ nhỏ.

Đảm bảo không gian ngủ yên tĩnh

Để đảm bảo con có một giấc ngủ toàn diện và bình yên suốt đêm, không gian ngủ đóng vai trò quan trọng. Bố mẹ cần tạo ra một môi trường ngủ yên tĩnh và thoải mái cho con, sử dụng các sản phẩm chăn ga gối êm ái, sạch sẽ và không tạo cảm giác nóng, ngột ngạt cho trẻ nhỏ. Điều này giúp con dễ dàng trải qua giai đoạn giấc ngủ REM sáng mà không bị giật mình tỉnh giấc trong tình trạng không thoải mái và bất an.

Đảm bảo ăn no trước khi đi ngủ

Trước khi bé đi ngủ, bố mẹ nên cho con ăn no để tránh tình trạng đói vào ban đêm. Tuy nhiên, hãy tránh việc cho bé ăn quá nhiều, để tránh tình trạng khó tiêu và cảm giác nặng bụng, gây khó khăn trong việc chìm vào giấc ngủ.

Thường xuyên kiểm tra bỉm của trẻ

Trong suốt đêm dài, trẻ có thể quấy khóc vì nhiều lý do, trong đó có thể do bỉm bị ướt hoặc bẩn. Do đó, bố mẹ nên kiểm tra bỉm của con thường xuyên và thay nó khi cần thiết.

Hướng dẫn con theo nếp sinh hoạt ổn định

Việc hướng dẫn con theo nếp sinh hoạt ổn định và phù hợp giúp bé có giấc ngủ dài và hiệu quả hơn vào ban đêm. Bố mẹ có thể xây dựng cho con một nếp sinh hoạt ổn định và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bé. Có nhiều phương pháp nuôi dạy như EASY, FERBER mà bố mẹ có thể tham khảo.

Hướng dẫn con tự ngủ

Khi bé chỉ thể hiện những biểu hiện nhỏ như khóc, ê a, đập chân mà không tỉnh giấc, có thể bé đang ở trong chu kỳ ngủ động bình thường. Trong tình huống này, mẹ nên để bé tự quản lý, và sau một thời gian, bé sẽ tự chìm vào giấc ngủ.

Khi con bị đánh thức trong giai đoạn giấc ngủ REM, bố mẹ có thể thử áp dụng phương pháp "Wake to Sleep" bằng cách đánh thức trước khi bé chuyển sang giai đoạn REM, giúp bé chuyển đổi sang giai đoạn ngủ khác mà không cần sự giúp đỡ của bố mẹ.

Bài viết trên đã giải đáp cho bạn :”Rem sáng là gì?” và một số phương pháp hỗ trợ. Giai đoạn REM sáng trong giấc ngủ của trẻ sơ sinh không chỉ là một phần quan trọng trong chu kỳ giấc ngủ của họ mà còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển toàn diện. Việc hiểu rõ về REM sáng không chỉ giúp bố mẹ xây dựng một môi trường ngủ tốt cho trẻ mà còn hỗ trợ trong việc giáo dục và nuôi dưỡng cho sự phát triển toàn diện của bé yêu. Đồng thời, các biện pháp chăm sóc và tạo điều kiện thuận lợi cho REM sáng sẽ giúp trẻ trải qua giấc ngủ một cách thoải mái, giúp cả gia đình có những đêm yên bình và an lành.

Lê Huyền

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


4 người đẹp Việt thừa nhận 'chỉnh sửa' một vài điểm trên mặt