Mẹ trẻ gen Z không thiên vị 'lớn phải nhường em', dạy ngược em nhỏ muốn chơi phải chờ đến lượt

Văn Anh 2023-03-07 07:15
- Chị Ngọc Thuý (29 tuổi, sống tại Hà Nội) cho rằng, nếu người lớn bắt con phải nhường nhịn em trong bất kỳ tình huống nào, sẽ khiến con có cảm xúc tiêu cực với em hơn.

“Con lớn hơn, con phải nhường em”!

Mẹ 9X cho biết, câu nói này chị nghe được ở rất nhiều nơi, thậm chí trong chính gia đình. Người lớn mặc nhiên con là anh, là chị lớn hơn phải biết nhường em. Tuy nhiên, khi đặt mình vào vị trí của con, chúng ta sẽ có cảm nhận rõ nhất.

Bạn có một món quà kỷ niệm, một món đồ yêu thích, một đồ ăn ngon, nếu bị ai đó xông vào cướp rồi bắt bạn phải nhường, phải chia sẻ mới là hào phóng, là rộng lượng. Cảm giác lúc ấy của bạn thế nào? Vui vẻ nhường hay nhường với tâm trạng cực kỳ khó chịu?

Mẹ 9X không thiên vị “lớn phải nhường em”, dạy ngược em nhỏ muốn chơi phải chờ đến lượt

Theo đó, chị Thuý nhấn mạnh: “Trẻ cũng là một con người, có tình yêu, lòng tự trọng, có sự ích kỷ. Nhưng con không sai khi giữ những thứ thuộc về mình. Nếu người lớn cứ tiếp tục bắt đứa lớn phải nhường đứa nhỏ, hoặc bắt con nhường nhịn trong bất kỳ tình huống nào, con sẽ có cảm xúc tiêu cực.

Con sẽ ghét em, ghét bố mẹ, lỳ lợm khó bảo, nghĩ rằng bố mẹ chỉ yêu em và dần sẽ trở nên tự ti. Dù bố mẹ dùng từ chia sẻ, thay cho từ nhường, nhưng chia sẻ một cách gượng ép cũng đều khiến con cảm thấy khó chịu”.

Cùng với đó, bà mẹ trẻ cũng đưa ra câu hỏi: Bố mẹ muốn gì từ con? Bố mẹ muốn con là người tự biết nhu cầu bản thân, biết chia sẻ, học được tính kiên trì, chờ đợi cho những thứ mình muốn. Con chỉ học được sự chia sẻ, hào phóng khi con cảm nhận được niềm vui sau khi chia sẻ. Vậy nên, sự chia sẻ phải tự nguyện chứ không ép buộc. Nếu chia sẻ hay nhường nhịn ép buộc, con sẽ cảm thấy bất mãn, tức giận. Sau này, con cũng không muốn chia sẻ nữa. Bố mẹ hãy để con quyết định, con muốn chơi món đồ bao lâu và sẽ đưa cho người khác khi con sẵn sàng.

Mẹ 9X không thiên vị “lớn phải nhường em”, dạy ngược em nhỏ muốn chơi phải chờ đến lượt

Mẹ 9X không thiên vị “lớn phải nhường em”, dạy ngược em nhỏ muốn chơi phải chờ đến lượt

Chia sẻ là lựa chọn, không phải nghĩa vụ 

Bà mẹ hai con mong muốn rằng, bố mẹ cần hiểu chia sẻ là lựa chọn, không phải nghĩa vụ. Chia sẻ là tốt, nhưng ép con phải chia sẻ sẽ không thể mang lại lợi ích như bố mẹ kỳ vọng.

Theo đó, chị Ngọc Thuý cho biết, tuỳ theo cách ứng xử của bố mẹ, em nhỏ sẽ học được những điều khác nhau. Cụ thể như sau: 

Nếu nói với anh chị lớn rằng, con đã chơi đủ rồi, đưa đồ cho em đi, nhường em đi.

- Nếu khóc to, con sẽ có được thứ con muốn, về sau con càng khóc to hơn để đạt được mục đích

- Con hiểu rằng bố mẹ sẽ quyết định ai là người có món đồ đó và khi nào, phụ thuộc vào mức độ la hét, phản kháng và khóc lóc ra sao. Càng khóc lóc, con càng có đồ chơi sớm thôi.

- Con luôn trong tình trạng đấu tranh, để có được món mình thích. Chị em sẽ cảm thấy ghét nhau thậm chí ghét bố mẹ.

- Con có thể tự cảm thấy mình là đứa trẻ tham lam và ích kỷ, nhưng con cần lấy những thứ con xứng đáng có

- Con cũng không cảm nhận được sự hào phóng chia sẻ món đồ từ anh/ chị mình.

Mẹ 9X không thiên vị “lớn phải nhường em”, dạy ngược em nhỏ muốn chơi phải chờ đến lượt

Mẹ 9X không thiên vị “lớn phải nhường em”, dạy ngược em nhỏ muốn chơi phải chờ đến lượt

Nếu bố mẹ nói với con rằng, con có thể hỏi anh/chị khi nào chơi xong con có thể chơi được không. Đồng thời, đảm bảo con sẽ đợi cho đến khi anh/chị chơi xong đến lượt mình.

- Con nên hỏi khi con muốn. Con có thể khóc, nhưng điều đó không có nghĩa con có thể có được món đồ mình muốn.

- Con có thể chơi món đồ khác, trong khi chờ đến lượt mình.

- Con không nên lèo nhèo hay khóc lóc, để bố mẹ giúp con lấy được món đồ. Mọi người đều cần chờ đến lượt, dù nhanh hay chậm.

- Con cảm thấy rất vui khi anh/chị đưa đồ chơi cho con, con rất yêu anh/chị của mình.

- Con sẽ chơi món đồ đến khi nào con muốn, không ai giục con phải chơi nhanh lên. Khi con chơi xong, con sẽ đưa trả lại cho anh,chị.

Không bắt con nhường mà khuyến khích chia sẻ, động viên em nhỏ biết chờ đợi

Mẹ Bơ, Bắp khuyên rằng, hãy để trẻ nói không khi con không muốn, để trẻ tự quyết định muốn chia sẻ hoặc nhường hay không. Bên cạnh đó, bố mẹ nên nói những lời khuyến khích em nhỏ hỏi xin nếu con muốn: “Em có thể chơi khi anh chơi xong không?”. Cụ thể được chị Ngọc Thuý chia sẻ trong từng tình huống như sau:

Đối với đứa trẻ đang có món đồ:

- Con có thể giữ món đồ đó đến khi con chơi xong.

- Con đã chơi xong chưa? Nếu chưa, con hãy nói ra cho em biết.

- Con có thích nếu ai đó cướp xe tải của con không. Con hãy bảo bạn/em không được làm như thế.

- Động viên con nói: “Chị chưa chơi xong. Em có thể chơi khi chị chơi xong.”

Mẹ 9X không thiên vị “lớn phải nhường em”, dạy ngược em nhỏ muốn chơi phải chờ đến lượt

Đối với đứa trẻ đang đợi:

- Đợi lâu cũng khó khăn quá nhỉ!

- Con có thể tức giận, nhưng con không thể lấy món đồ đó ngay.

- Con cần đợi. Mẹ không thể giúp con lấy món đồ đó khỏi tay chị được.

- Mẹ thấy chị vẫn đang chơi món đồ chơi đó.

- Bây giờ là lượt chơi của chị. Khi nào chị chơi xong thì sẽ đến lượt con nhé.

Đối với bé lớn, làm anh chị. Mẹ 9X cho biết, nên đưa ra những câu nói khuyến khích chia sẻ như sau:

- Con nói với em khi nào con chơi xong được không?

- Mẹ thấy con không chơi chiếc xe đó nữa. Em đang chờ đến lượt để chơi đó.

Mẹ 9X không thiên vị “lớn phải nhường em”, dạy ngược em nhỏ muốn chơi phải chờ đến lượt

Điều này sẽ giúp em nhỏ dù phải đợi lâu đến lượt vẫn có thể chấp nhận. Vì con đang cần rèn luyện kĩ năng nào đó. Câu nói này cũng tránh tình trạng con cố tình kéo dài thời gian chơi, nếu đang tập trung và hứng thú. Dần dần, con sẽ cảm nhận được sự công bằng từ bố mẹ, con sẽ giảm dần thời gian chơi món đồ để đến lượt em chơi.  

Cũng theo chị Ngọc Thuý, khi bố mẹ để con chủ động trong việc chia sẻ. Con không bị đi đồ chơi, hay phải nhường em, con sẽ học được sự chia sẻ hào phóng, khả năng kiểm soát, sự chờ đợi và tình cảm anh chị em. Việc một đứa trẻ chủ động nhường đồ của mình cho em chắc chắn khó. Nhưng khi bố mẹ kiên trì áp dụng,  sẽ thấy bất ngờ khi dần dần con sẽ tự thỏa hiệp với nhau, không cần sự can thiệp của bố mẹ. Sau nhiều lần chia sẻ một cách tự nguyện và chân thành, con sẽ học được bài học về kiên nhẫn, chia sẻ, đồng cảm. 

Tình huống cụ thể tham khảo

Để mang đến cho cha mẹ cách xử lý khéo léo nhất, chị Ngọc Thuý cũng đưa ra tình huống cụ thể, sinh động như sau:

Khi anh đang chơi nhưng em chạy ra đòi đồ chơi của anh, anh không đồng ý và em khóc lóc ăn vạ. Bố mẹ nên làm gì?

Hỏi anh/chị: “Vì sao em khóc thế con?”

Anh/chị trả lời: “Vì em đòi đồ chơi của con”.

Bố mẹ nói với em: “Nếu con muốn mượn đồ chơi của anh/chị thì con cần nói với anh/chị: “Anh/chị có thể cho em mượn khi anh/chị chơi xong được không?”

Nếu anh/chị không đồng ý, con cần chờ đến khi anh/chị đồng ý. Hoặc khi anh/chị chơi xong đã nhé.

Mẹ 9X không thiên vị “lớn phải nhường em”, dạy ngược em nhỏ muốn chơi phải chờ đến lượt

Ngoài cách xử lý trên, bố mẹ có thể khuyến khích con dạy em chơi món đồ đó, hoặc cho em chơi chung nếu có thể. Nếu anh/chị không đồng ý, có thể nói với em bé nhỏ: “Bây giờ anh/chị đang chơi món đồ đó, con chờ khi nào anh chơi xong thì anh cho con mượn nhé. Bây giờ mẹ con mình đi ra khu vui chơi nhé.” 

Tóm lại, chị Ngọc Thuý khẳng định, bố mẹ nên nhất quán về việc đồ chơi của ai người đó có quyền quyết định. Nếu là đồ chơi chung, ai đang chơi trước thì người còn lại cần chờ đến lượt.

 

Văn Anh

Ảnh: NVCC

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Bụng nhỏ eo thon chỉ với 4 động tác mỗi ngày