Kinh nghiệm trị tắc tia sữa của bà mẹ ở Đồng Nai sau nhiều cơn đau đến khủng hoảng tinh thần

Lê Huyền 2021-01-29 16:37
- Theo chị Ngọc Ánh (30 tuổi, sống tại Biên Hoà, Đồng Nai), tắc tia sữa là tình trạng rất thường gặp ở những bà mẹ sau sinh, khiến mẹ khốn khổ trong khi bé thì khóc quấy thèm khát sữa.

Trong hành trình làm mẹ, điều tuyệt vời nhất là có được nguồn sữa dồi dào cho con ti no bụng. Đây cũng là  quả ngọt mà chị Ngọc Anh đã được đón nhận. Tuy nhiên, chị có một nỗi ám ảnh đáng sợ mỗi khi nghĩ lại vẫn còn rùng mình chính là tắc tia sữa.

Kinh nghiệm xương máu trị tắc tia sữa của mẹ Biên Hoà, sau nhiều cơn đau đến khủng hoảng tinh thần

“Sau nhiều lần trải qua cơn đau này, mình đã đúc kết ra những kinh nghiệm quý báu. Mình hy vọng những chia sẻ này, sẽ giúp các mẹ bỉm bớt đau và khủng hoảng tinh thần”, chị Ngọc Ánh tâm sự.

1. Con chính là máy hút tốt nhất, không phải chồng

Bà mẹ trẻ thường cố gắng chờ để cho con bú lúc đói, đúng khớp ngậm. Chị cũng luôn đổi tư thế cho bé bú, để tác động vào tia sữa tắc. Khi ấy, bé bú với lực mạnh, giúp thông tia rất hiệu quả.

Lý do chị Ngọc Ánh không nhờ chồng thông tắc tia được đưa ra như sau:

- Miệng chồng có nhiều vi khuẩn khác, làm cho tình trạng viêm nhiễm trầm trọng hơn. Nếu muốn giúp, chồng nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Sau đó, các mẹ nên vệ sinh bầu sữa với xà phòng. Đây là điều khá nhạy cảm, nhưng mẹ cần lưu ý để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và con yêu.

- Chồng dùng lực hút giống như máy hút không hiệu quả cao. Vì vậy, chồng cần xem và thực hiện động tác giống như bé bú mẹ, đúng khớp ngậm và dùng hàm ép vào tuyến sữa.

Đây là việc không đơn thuần chỉ hút thật mạnh như cái máy hút chân không. Bản thân chị Ngọc Ánh đã trải qua cơn đau đớn vô cùng nhưng vẫn không có chút sữa nào.

Kinh nghiệm xương máu trị tắc tia sữa của mẹ Biên Hoà, sau nhiều cơn đau đến khủng hoảng tinh thần

2. Không nên ấn mạnh tay vào cục tắc

“Điều này sẽ gây nên cảm giác đau đớn, lại gây tổn thương các mô liên kết xung quanh, càng gây khó khăn cho công tác điều trị của bác sĩ sau này. Mẹ hãy nhẹ nhàng massage, dồn sữa và vắt sữa đúng cách để để đẩy cục tắc theo dòng sữa ra ngoài”, mẹ bé Bi nhấn mạnh.  

3. Không nên chườm nóng 

Chị Ngọc Ánh cho biết, chườm nóng có thể gây tổn thương, bỏng da, gây đau đớn thêm tại vùng bị tắc. Vì các cục tắc nằm sâu bên trong dưới lớp da, việc chườm thật nóng, không thể làm tan cục tắc được.

Chị thường chườm ấm, cho nước ấm vào bình sữa của con, chườm nhẹ nhàng trước khi thông tắc. Nếu các mẹ chườm, không thông ngay, kích thích sữa về thêm sẽ càng làm căng thêm cục tắc, đau đớn thêm.

4. Dùng chế độ phù hợp nếu thông tắc tia với máy hút sữa

Với máy hút, chị Ngọc Anh chỉ chọn chế độ cao hơn bình thường 1 nấc. Nếu mẹ dùng máy hút quá mạnh hoặc chọn chế độ cao nhất, có thể giúp thông tia. Nhưng điều đó sẽ làm tổn thương đầu ti, dẫn đến dễ bị tắc sữa các lần sau. Theo đó, bà mẹ trẻ chọn cách hút nhẹ, kết hợp massage và vắt tay, sẽ hiệu quả hơn.

 

Kinh nghiệm xương máu trị tắc tia sữa của mẹ Biên Hoà, sau nhiều cơn đau đến khủng hoảng tinh thần

Kinh nghiệm xương máu trị tắc tia sữa của mẹ Biên Hoà, sau nhiều cơn đau đến khủng hoảng tinh thần

5. Không cố sức hay thông tắc tia sữa trong tâm trạng mệt mỏi, lo âu

“Sau những ngày cố thức để thông tắc với tâm trạng, cơ thể mệt mỏi, lo lắng, mình thấy tình hình không khả quan hơn. Do đó, nếu sờ thấy cục tắc không quá to, cơ thể không sốt, mình chọn đi ngủ, nghỉ ngơi.

Lựa chọn này, giúp mình có tinh thần minh mẫn vào sáng hôm sau. Con vừa ngủ dậy được cho ti ngay, kết hợp massage, vắt tay đúng cách cho thật cạn sữa sẽ hiệu quả hơn.

Nếu các mẹ không tự thông tắc ở nhà được, xuất hiện viêm, sốt, hãy đến các bệnh viện, trung tâm y tế uy tín. Bác sĩ sẽ sử dụng đúng kỹ thuật để thông tắc, tránh làm tình trạng tồi tệ hơn”, mẹ Bin bày tỏ.

6. Tuyệt đối không chủ quan, có thái độ tích cực phòng tránh 

Sau những lần khổ sở vì tắc tia sữa, chị Ngọc Ánh nhận thấy rằng, sau khi thông tia xong một lần không nên chủ quan nhé. Các mẹ vẫn phải tích cực phòng tránh tắc sữa tiếp, bằng cách:

- Hút sữa hoặc cho con bú đều đặn, đúng cữ. Học và thực hành vắt sữa bằng tay đúng cách thật cạn sữa cuối siêu đặc trong bầu sữa. Điều này nên thực hiện sau mỗi lần cho con bú hoặc sau khi hút sữa, giúp đảm bảo không có sữa ứ đọng lại, sẽ không hình thành nên cục tắc.

Kinh nghiệm xương máu trị tắc tia sữa của mẹ Biên Hoà, sau nhiều cơn đau đến khủng hoảng tinh thần

- Có chế độ ăn uống cân bằng, hợp lý, không ăn quá nhiều, quá thường xuyên canh đu đủ hầm chân giò, rau lang,…Vì các món này làm sữa đặc hơn, dễ hình thành cục tắc hơn.

- Mẹ cần nghỉ ngơi nhiều nhất có thể, tránh việc quá căng thẳng. Mẹ hãy cố gắng giữ cho mình một tâm trạng thoải mái, lạc quan và vui vẻ nhất có thể.

- Không sử dụng áo ngực quá chật, sai kích thước. Mẹ cũng hạn chế các tác động gây áp lực nặng nên vùng ngực. Bên cạnh đó, mẹ hãy nhớ vệ sinh các kẽ núm vú thật sạch để loại bỏ các cặn sữa, gây cản trở dòng sữa chảy ra ngoài.

- Uống nhiều nước mỗi ngày để phòng tránh tốt hơn việc tắc tia sữa.

 

Lê Huyền

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

4 người đẹp Việt thừa nhận 'chỉnh sửa' một vài điểm trên mặt