Bé há miệng khi ngủ, mẹ đừng tưởng không sao, đây là lý do cần cảnh giác
Tin liên quan
Chứng ngưng thở khi ngủ
Theo các bác sĩ, thở bằng miệng có thể gây ra chứng ngưng thở khi ngủ (hoặc làm trầm trọng thêm chứng ngưng thở khi ngủ), và đây là một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất với những ai có thói quen thở này khi ngủ.
Ngưng thở khi ngủ là một chứng rối loạn giấc ngủ xảy ra khi hơi thở của một người đột ngột ngừng lại và sau đó bắt đầu lại. Các triệu chứng của chứng ngưng thở khi ngủ bao gồm ngừng thở đột ngột trong khi ngủ, ngáy to, miệng khô, mất ngủ và mệt mỏi vào ban ngày. Chứng ngưng thở khi ngủ rất nguy hiểm và có thể gây ra các vấn đề sức khỏe khác như tim, gan và các vấn đề trao đổi chất.
Khô miệng và sâu răng
Khi chúng ta thở bằng miệng, luồng không khí sẽ làm khô môi và miệng, bao gồm cả nướu. Điều đó khiến vi khuẩn tự nhiên trong miệng thay đổi, có thể gây sâu răng và các vấn đề về nướu.
Khớp cắn kém và các vấn đề răng và hàm khác
Thói quen thở bằng miệng thay vì mũi sẽ gây ra hàng loạt các vấn đề về răng và hàm. Nếu ngủ mở miệng bé có thể bị răng khấp khểnh, khớp cắn xấu, lệch lạc và cười hở lợi.
Khuôn mặt bé dài và hẹp
Theo các nhà nghiên cứu, thở bằng miệng khiến phần dưới của khuôn mặt trở nên dài hơn. Bé từ 5 tuổi trở lên dễ mắc phải tình trạng này. Nửa dưới của khuôn mặt bé dài ra. Thở bằng miệng còn có thể khiến bé bị móm, cằm nhỏ và trán dốc.
Có nhiều vấn đề sức khỏe có thể khiến trẻ thở bằng miệng, bao gồm nghẹt mũi (do dị ứng, viêm xoang hoặc các vấn đề khác), viêm hoặc các loại vật cản khác nhau, chẳng hạn như polyp.
Nếu bạn nhận thấy bé thở bằng miệng hoặc gặp bất kỳ vấn đề hô hấp nào khác, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Chỉ những bác sĩ có chuyên môn mới có thể chẩn đoán tình trạng cho con bạn và đưa ra cách điều trị tốt nhất.
Ngọc Huyền – Theo brightside
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất