Trẻ sốt tay chân lạnh có nên đi tất? Có nên đắp chăn? Nên làm gì?

Minh LT 2024-04-05 15:07
- Trẻ sốt tay chân lạnh có nên đi tất, có nên đắp chăn hay không đang là câu hỏi được nhiều người quan tâm hiện nay. Nếu bạn cũng đang đi tìm lời đáp cho câu hỏi này hay vẫn đang băn khoăn không biết bé sốt tay chân lạnh nên làm gì thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Emdep.vn nhé!

Hệ miễn dịch non nớt khiến trẻ dễ gặp vấn đề sức khỏe hơn so với người lớn. Tình trạng sốt tay chân lạnh không hiếm gặp ở trẻ nhỏ và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nếu không được khắc phục kịp thời. Vậy bé sốt tay chân lạnh nên làm gì, trẻ sốt tay chân lạnh có nên đi tất, có nên đắp chăn? Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Emdep.vn tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

Trẻ sốt tay chân lạnh là bệnh gì?

Trước khi đi tìm lời đáp cho câu hỏi “Trẻ sốt tay chân lạnh có nên đi tất?”, chúng ta cùng tìm hiểu qua về tình trạng trẻ sốt tay chân lạnh nhé!

Trẻ bị sốt cao và cảm thấy chân tay lạnh là một phản ứng tự nhiên của cơ thể trong quá trình chiến đấu chống lại vi khuẩn hoặc virus. Khi cơ thể phát hiện có sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, hoặc các tác nhân khác, vùng hạ đồi sẽ phát ra tín hiệu để cơ thể tăng nhiệt độ lên, gây ra triệu chứng sốt. Đồng thời lúc này, cơ thể sẽ phóng thích các chất gây co bóp các mạch máu ở chân và tay, dẫn đến tình trạng bàn tay, bàn chân lạnh ngắt.

Trong một số trường hợp, vi khuẩn hoặc virus có thể gây ra sự co bóp các mạch máu, dẫn đến giảm sự lưu thông máu tới các phần cơ thể như chân tay, khiến chúng trở nên lạnh. Điều này thường xảy ra trong các trường hợp nhiễm trùng nghiêm trọng hoặc cơ thể đang phản ứng mạnh mẽ với sự nhiễm trùng.

Trẻ sốt tay chân lạnh

Trẻ sốt tay chân lạnh là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi chiến đấu chống lại vi khuẩn hoặc virus

Dấu hiệu trẻ sốt tay chân lạnh

Dưới đây là các dấu hiệu nhận biết khi trẻ bị sốt cao kèm theo cảm giác chân tay lạnh, cũng như các trường hợp cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức:

Dấu hiệu của trẻ sốt cao chân tay lạnh:

  • Sốt cao không giảm: Trẻ có sốt cao liên tục (trên 39 độ C) và không giảm sau khi sử dụng thuốc hạ sốt và có thể toát mồ hôi sau khi sốt giảm.
  • Quấy khóc và ra nhiều mồ hôi: Trẻ có thể quấy khóc liên tục và ra nhiều mồ hôi.
  • Thay đổi màu sắc của da và môi: Môi và má của trẻ có thể trở nên hồng hơn bình thường hoặc có thể mặt sẽ bị tím.
  • Chân tay lạnh: Chân tay của trẻ cảm thấy lạnh, thậm chí có thể lạnh ngắt trong một khoảng thời gian dài.
  • Triệu chứng khác: Trẻ có thể cảm thấy mệt mỏi, li bì hoặc xuất hiện các cơn run lạnh.

Dấu hiệu trẻ sốt tay chân lạnh

Trẻ sốt cao không giảm, quấy khóc, ra nhiều mồ hôi

Trường hợp cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức:

  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi có sốt cao trên 39 độ C.
  • Trẻ có biểu hiện lừ đừ, cơ thể mềm, ngủ nặng và khó đánh thức.
  • Da của trẻ trở nên nhợt nhạt hoặc da mặt bị tím tái khi trẻ sốt cao.
  • Trẻ bỏ bú hoặc bỏ ăn, buồn nôn, hoặc có các triệu chứng khác như xuất hiện các cơn sốt cao rét run.
  • Môi và lưỡi của trẻ khô, mắt và thóp có thể trở nên trũng.
  • Cổ của trẻ cứng hoặc có biểu hiện phình lên.
  • Khi trẻ thở, bụng phình lên hoặc ngực trở nên lõm.
  • Da của trẻ xuất hiện nổi mụn nước, chấm đỏ, chảy máu hoặc chảy máu lợi.
  • Trẻ có các cơn co giật.

Trẻ sốt tay chân lạnh có nên đi tất?

Với câu hỏi "Trẻ sốt tay chân lạnh có nên đi tất?" thì câu trả lời là "Có". Nghe có vẻ kỳ lạ nhưng mang tất ướt có thể là một phương pháp hữu ích để hỗ trợ trong việc hạ sốt cho trẻ. Phương pháp này đã được nghiên cứu và chứng minh có độ hiệu quả trong một số trường hợp.

Khi trẻ bị sốt, cơ thể thường sẽ cố gắng tăng cường đề kháng và lưu thông máu nhanh hơn để ngăn chặn việc bàn chân bị lạnh. Mang tất ướt giúp kích thích quá trình này và có thể giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.

Để thực hiện phương pháp này, trước khi đi ngủ, bạn có thể giúp cho trẻ mang tất mỏng đã nhúng nước và được vắt khô. Sau đó, mang thêm một đôi tất dày bên ngoài để giữ ấm. Trong quá trình ngủ, nếu trẻ toát mồ hôi, bạn nên thay quần áo cho trẻ nhưng vẫn để chân trẻ mang tất.

Để đạt được hiệu quả tối đa, bạn cho trẻ mang tất ướt vào đêm đầu tiên bị sốt và áp dụng liên tục 3 đêm tiếp theo.

Trẻ sốt tay chân lạnh có nên đi tất

Khi trẻ bị sốt tay chân lạnh, bố mẹ có thể đi tất cho trẻ để hạ sốt

Trẻ sốt tay chân lạnh có nên đắp chăn?

Cùng với câu hỏi “Trẻ sốt tay chân lạnh có nên đi tất” thì “Trẻ sốt tay chân lạnh có nên đắp chăn?” cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm hiện nay.

Vậy “Trẻ sốt tay chân lạnh có nên đắp chăn?”, câu trả lời là “Không?”

Khi trẻ bị sốt tay chân lạnh, việc mặc đắp chăn dày có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể và gây ra các vấn đề nguy hiểm. Ấm quá cũng có thể làm cho trẻ cảm thấy càng lạnh hơn vì nhiệt độ cơ thể bị đẩy lên cao và có thể gây ra các biến chứng như co giật hoặc tử vong, đặc biệt nếu nhiệt độ cơ thể của trẻ đạt mức cao (từ 40°C đến 41°C).

Thay vào đó, khi trẻ bị sốt, bạn nên cho trẻ mặc thoáng và giữ cho cơ thể trẻ được thoải mái, bỏ bớt quần áo cho trẻ, đắp chăn mền mỏng và có thể sử dụng khăn ướt, miếng dán hạ sốt để giúp làm giảm nhiệt độ cơ thể của trẻ. Đồng thời đảm bảo phòng thoáng mát, không nên đóng kín cửa và có thể bật quạt để tạo không khí mát hơn. Nhiệt độ phòng khoảng 18°C thường được xem là lý tưởng nhất để giúp trẻ hạ sốt và giảm các triệu chứng lạnh run.

Trẻ sốt tay chân lạnh có nên đắp chăn

Khi trẻ bị sốt có thể đắp chăn mỏng cho trẻ

Bé sốt tay chân lạnh nên làm gì?

Khi trẻ bị sốt tay chân lạnh, bạn cần thực hiện các biện pháp như sau:

Giai đoạn tăng nhiệt

Kiểm tra vùng phần phân và bụng của bé. Nếu các vùng này vẫn ấm, bạn có thể cho bé mang tất và uống nhiều nước để giải nhiệt.

Sau khoảng 20 phút, kiểm tra lại nhiệt độ của bé để xem có tăng nhiệt không.

Giai đoạn sốt cao

Giúp bé tản nhiệt bằng cách lau khắp người bằng nước ấm hoặc sử dụng khăn hạ sốt để hạ nhiệt độ cơ thể nhanh chóng.

Trong trường hợp bé sốt 38,5°C nhưng vẫn có thể chơi bình thường, không cần sử dụng thuốc ngay. Tuy nhiên, nếu bé cảm thấy lừ đừ, mệt mỏi, bạn nên cho bé uống thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ.

Kiểm tra nhiệt độ phòng để đảm bảo phòng không quá nóng, đặc biệt là với trẻ sơ sinh. Nếu có biểu hiện bất thường nào, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có biện pháp khắc phục kịp thời.

Giai đoạn hạ sốt

Cho bé uống nước thật nhiều để phục hồi sau khi hạ sốt và tránh nguy cơ rối loạn tuần hoàn.

Với những trẻ có tiền sử co giật, mẹ cần kiểm tra thân nhiệt bé liên tục và cho bé uống thuốc hạ sốt và thuốc chống co giật theo chỉ định của bác sĩ.

Bạn nên cởi bỏ hết quần áo mặc ngoài cho bé để giảm bớt nhiệt độ cơ thể, ngoại trừ tã. Sau đó, có thể đặt bé dựa vào ngực và đắp thêm chăn ấm.

Quan trọng nhất, thường xuyên kiểm tra cơ thể của bé và tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường nào.

Bé sốt tay chân lạnh nên làm gì

Thường xuyên kiểm tra thân nhiệt của trẻ và áp dụng các biện pháp hạ sốt phù hợp

Các trường hợp cảnh báo khi trẻ sốt tay chân lạnh

Trong trường hợp trẻ bị sốt tay chân lạnh, có một số tình huống đáng báo động mà mẹ cần lưu ý:

Nhiễm trùng huyết

Nhiễm trùng huyết có thể xuất hiện do các bệnh gây nhiễm trùng không được điều trị đúng cách như viêm phổi, viêm da, viêm xương, viêm não mủ, viêm đường tiết niệu,....

Dấu hiệu của nhiễm trùng huyết bao gồm tay chân lạnh, sốt, nhịp tim nhanh, khó thở, nôn mửa, ít nước tiểu,...

Phát hiện sớm và điều trị đúng cách có thể ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Bạn nên đưa bé đến khám bác sĩ ngay khi phát hiện dấu hiệu của nhiễm trùng huyết.

Bệnh tay chân miệng

Tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm dễ lây lan ở trẻ nhỏ, thường xuất hiện với các triệu chứng như ho, sốt, chán ăn và các nốt ban hồng trên da, các bóng nước trên cơ thể, cũng như vết lở loét trong miệng.

Biến chứng của bệnh đến tim và hệ hô hấp có thể gây ra các dấu hiệu như tay chân lạnh, mạch đập nhanh, khó thở, da tím tay, huyết áp cao. Trong trường hợp này, bạn cần cho trẻ nhập viện ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Viêm màng não

Viêm màng não là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể gây ra bởi vi khuẩn, vi rút, kí sinh trùng hoặc nấm.

Dấu hiệu của bệnh có thể bao gồm sốt, ho, chảy nước mũi. Tuy nhiên khi bệnh chuyển nặng, trẻ có thể xuất hiện tay chân lạnh, sốt cao, ói mửa, ngủ li bì, chán ăn, cứng cổ và cần được chữa trị kịp thời tại bệnh viện.

Cách phòng ngừa trẻ sốt tay chân lạnh

Để giảm nguy cơ trẻ bị sốt chân tay lạnh, bạn có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:

  • Đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc: Trẻ cần có đủ giấc ngủ để cơ thể có thời gian nghỉ ngơi và hồi phục sau các hoạt động hàng ngày.
  • Cân bằng hoạt động và nghỉ ngơi: Hãy đảm bảo rằng trẻ có thời gian vui chơi, học tập và nghỉ ngơi cân bằng để giữ cho hệ miễn dịch hoạt động tốt.
  • Giữ môi trường sạch sẽ và thoáng mát: Bảo vệ trẻ khỏi vi khuẩn và virus bằng cách giữ cho môi trường sống của trẻ luôn sạch sẽ và thoáng mát.
  • Dinh dưỡng cân đối: Cung cấp cho trẻ một chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng và phù hợp với lứa tuổi để tăng cường sức đề kháng.
  • Tiêm phòng đầy đủ: Đảm bảo rằng trẻ được tiêm phòng đầy đủ theo lịch trình được khuyến nghị bởi Bộ Y tế để ngăn ngừa bệnh tật và tăng cường sức khỏe.
  • Rèn luyện sức khỏe và tập thể dục: Khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động thể chất thường xuyên để tăng cường sức khỏe và sức đề kháng.

Trên đây là một số thông tin về tình trạng trẻ sốt tay chân lạnh mà Emdep.vn đã tổng hợp và chia sẻ. Mong rằng với những chia sẻ đến từ Emdep.vn, các bạn đã có lời đáp cho câu hỏi “Trẻ sốt tay chân lạnh có nên đi tất?” đồng thời có thêm những thông tin hữu ích để phòng ngừa cũng như chăm sóc trẻ khi bị sốt tay chân lạnh.

Minh LT (Tổng hợp)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Hành trình độ dáng trong 1 năm