Tắm nước gì để hết ngứa? 17 loại nước tắm trị ngứa hiệu quả
Nấu nước tắm bằng lá cây không chỉ là liệu pháp thư giãn cơ thể mà còn giúp giảm sưng, giảm ngứa hiệu quả đã được áp dụng từ lâu trong dân gian. Tuy nhiên, không phải là cây nào cũng có thể sử dụng để đun nước tắm. Vậy lá cây nào có thể dùng làm nước tắm và trị ngứa hiệu quả? Tắm nước gì để hết ngứa? Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Emdep.vn dành chút thời gian đi tìm lời giải đáp cho những câu hỏi này nhé!
Nguyên nhân gây ngứa ngoài da
Trước khi đi tìm lời đáp cho câu hỏi tắm nước gì để hết ngứa, hãy cùng Emdep.vn tìm hiểu qua về nguyên nhân gây ngứa ngoài da nhé.
Triệu chứng ngứa ngoài da có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:
- Vết côn trùng cắn: Côn trùng như muỗi, ve,... có thể cắn vào da và gây ngứa. Các chất dị ứng trong nọc độc của chúng có thể gây kích ứng da.
- Dị ứng: Dị ứng với thực phẩm, thời tiết, hoa hoặc các chất gây dị ứng khác có thể gây ngứa ngoài da.
- Bệnh lý da: Các bệnh lý da như viêm da cơ địa, mề đay, vảy nến, viêm da tiếp xúc và nhiễm trùng da có thể gây ngứa ngoài da.
- Bệnh lý nội tiết: Các vấn đề về gan, mật, tiểu đường và một số bệnh lý nội tiết khác cũng có thể gây ngứa ngoài da.
- Ký sinh trùng: Một số ký sinh trùng như giun, sán và nấm da có thể gây ngứa ngoài da.
- Bệnh da liễu: Một số bệnh lý da liễu như mề đay, viêm da tiếp xúc và vảy nến có thể gây ngứa ngoài da.
Tình trạng ngứa ngoài da có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau như dị ứng, bệnh da liễu,...
Tại sao nên dùng lá cây nấu nước tắm trị ngứa?
Việc sử dụng lá cây nấu nước tắm được xem là phương pháp trị ngứa ngoài da an toàn và hiệu quả. Dưới đây là một số lý do tại sao nên dùng dùng lá cây nấu nước tắm trị ngứa:
- Lành tính và ít tác dụng phụ: Dùng lá cây nấu nước tắm trị ngứa thường không gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng. Được đánh giá một phương pháp tự nhiên và an toàn cho làn da, ít gây kích ứng cho da.
- Giảm việc sử dụng thuốc: Dùng lá cây nấu nước tắm trị ngứa có thể giúp giảm việc sử dụng thuốc điều trị bao gồm thuốc uống và thuốc bôi, giúp giảm nguy cơ các tác dụng phụ của thuốc.
- Hiệu quả trong điều trị: Các nghiên cứu cho thấy rằng liệu pháp tắm thảo dược có thể cải thiện đáng kể các triệu chứng tổn thương da, ngứa và các triệu chứng khác. Nó có thể giúp giảm sưng đỏ, ngứa, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và nấm trên da.
- Tăng tuần hoàn máu: Các loại lá cây tắm thảo dược thường có khả năng tăng thân nhiệt và làm giãn mao mạch. Điều này có thể giúp cải thiện tuần hoàn máu, đẩy nhanh quá trình hấp thụ thuốc trực tiếp qua da tại các vị trí bị tổn thương, hỗ trợ điều trị.
- Dễ thực hiện: Việc nấu nước lá để tắm khá đơn giản, không cần kiến thức chuyên sâu, dễ dàng thực hiện tại nhà mà không cần sự hỗ trợ đặc biệt.
- Tiết kiệm chi phí: So với việc mua các sản phẩm điều trị sẵn có trên thị trường, dùng lá cây nấu nước tắm trị ngứa là một phương pháp tiết kiệm chi phí với nguyên liệu dễ kiếm và rẻ tiền.
Tuy nhiên, việc dùng lá cây nấu nước tắm trị ngứa cũng cần thận trọng và cân nhắc. Bạn nên hiểu rõ về tác dụng của từng loại lá cây cụ thể và cách sử dụng chúng để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả.
Tắm nước gì để hết ngứa?
Dưới đây là 17 loại nước tắm trị ngứa hiệu quả mà bạn có thể dễ dàng thực hiện tại nhà:
1. Nước chè xanh
Chè xanh chứa các hợp chất có khả năng chống vi khuẩn, giúp làm dịu và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn trên da, từ có thể giúp giảm ngứa gây ra bởi vi khuẩn. Chè xanh cũng có tính chất chống viêm, giúp làm giảm sưng đỏ và viêm da, từ đó giảm triệu chứng ngứa da hiệu quả. Ngoài ra, chè xanh có khả năng làm mát da, làm dịu da bị kích ứng và ngứa, mang lại cảm giác thoải mái hơn cho làn da.
Tắm nước chè xanh để hết ngứa
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch một nắm lá chè xanh tươi.
- Bước 2: Vò nhẹ lá chè xanh rồi cho vào nồi đun với 1,5 lít nước.
- Bước 3: Đun sôi khoảng 15 phút nữa.
- Bước 4: Tắt bếp và đợi nước chè xanh nguội bớt. Sau đó có thể sử dụng nước này để tắm hoặc rửa lên vùng da bị mẩn ngứa.
Tần suất thực hiện: Liên tục trong 3 ngày cho đến khi triệu chứng ngứa ngoài da thuyên giảm.
2. Nước lá khế
Từ lâu, lá khế đã được sử dụng trong điều trị nhiều vấn đề da, bao gồm mẩn ngứa, mụn nhọt và dị ứng. Nghiên cứu khoa học cho thấy lá khế có tính chất chống viêm và chống vi khuẩn, có thể giúp giảm ngứa và làm dịu da bị kích ứng.
Tắm nước gì để hết ngứa? Tắm nước lá khế
Cách thực hiện:
- Bước 1: Lấy khoảng 20 - 30 lá khế, rửa sạch bằng nước hoặc nước muối pha loãng. Sau đó, vớt lá khế ra để ráo.
- Bước 2: Cho lá khế đã rửa sạch vào nồi và đun cùng với lượng nước vừa đủ. Đun cho đến khi lá khế bắt đầu chuyển sang màu vàng thì tắt bếp.
- Bước 3: Đợi nước lá khế nguội hẳn rồi dùng để tắm, lấy lá khế chà xát nhẹ lên vùng da đang bị ngứa, nổi mẩn đỏ hoặc mề đay.
Tần suất thực hiện: Liên tục mỗi ngày cho đến khi triệu chứng ngứa ngoài da thuyên giảm.
3. Nước lá ổi non
Lá ổi non sở hữu nhiều tác dụng hữu ích cho sức khỏe, bao gồm cả trong việc giảm ngứa da và điều trị viêm da dị ứng. Lá ổi non đã được nghiên cứu và chứng minh có khả năng kháng viêm và chống oxy hóa, giúp làm dịu da bị kích ứng và tái tạo làn da bị tổn thương. Ngoài ra, trong Đông y, lá ổi non được xem là một loại thảo dược có vị đắng và tính ấm, có tác dụng chữa trị mẩn ngứa và đốm đỏ trên da.
Tắm nước lá nổi non để hết ngứa
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch lá ổi non để loại bỏ bất kỳ bụi bẩn hoặc tạp chất nào.
- Bước 2: Đun sôi lá ổi non với khoảng 2 lít nước trong khoảng 15 phút để chiết xuất tác dụng của lá.
- Bước 3: Tắt bếp và đổ nước lá ổi non ra chậu.
- Bước 4: Thêm nước lạnh vào chậu nước lá ổi để điều chỉnh nhiệt độ nước tắm sao cho vừa đủ ấm và không gây kích ứng da.
- Bước 5: Tắm rửa với nước lá ổi non và ngâm vùng da bị tổn thương trong nước lá ổi non khoảng 15 phút. Bạn cũng có thể dùng phần bã của lá ổi để nhẹ nhàng chà lên da để tăng hiệu quả giảm ngứa.
Tần suất thực hiện: Liên tục mỗi ngày cho đến khi triệu chứng ngứa ngoài da thuyên giảm.
4. Tắm nước gì để hết ngứa? Nước lá bàng non
Lá bàng non chứa tanin và flavonoid, có khả năng giúp giảm viêm nhiễm, hỗ trợ điều trị mẩn ngứa và dị ứng da. Ngoài ra, lá bàng non còn có tác dụng trong việc điều trị tổn thương da do bệnh vảy nến gây ra.
Tắm nước lá bàng non để hết ngứa
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch khoảng 5 - 7 lá bàng non tươi và để ráo.
- Bước 2: Đun sôi lá bàng non với 2 lít nước.
- Bước 3: Khi nước sôi, bạn vặn nhỏ lửa và tiếp tục đun trong 10 phút, sau đó tắt bếp.
- Bước 4: Đổ nước lá bàng non ra chậu, đợi cho đến khi nguội bớt, sau đó bạn có thể sử dụng nước này để tắm hoặc rửa vùng da bị ngứa.
Tần suất thực hiện: Liên tục mỗi ngày cho đến khi triệu chứng ngứa ngoài da thuyên giảm.
5. Nước lá trầu không
Lá trầu không chứa nhiều hoạt chất như tanin và flavonoid, có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm và chống oxy hóa. Theo y học cổ truyền, lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng trừ phong, tiêu viêm, sát trùng và kháng khuẩn. Tắm bằng nước lá trầu không có thể giúp làm dịu và giảm ngứa da, đặc biệt là trong trường hợp bị nổi mẩn ngứa hoặc các vấn đề da gây ngứa khác.
Tắm nước lá trầu không để hết ngứa
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch một nắm lá trầu không và để ráo.
- Bước 2: Đun sôi lá trầu không với 2 lít nước trong khoảng 10 phút.
- Bước 3: Đổ nước lá trầu không ra một chậu và pha thêm nước lạnh để làm nguội nước. Sau đó, bạn có thể dùng nước này để tắm rửa, giúp giảm ngứa da.
Tần suất thực hiện: Liên tục mỗi ngày cho đến khi triệu chứng ngứa ngoài da thuyên giảm.
6. Nước lá tía tô
Theo y học cổ truyền, lá tía tô có vị cay, tính ấm, và quy kinh phế, tỳ, thận. Lá tía tô được sử dụng để phát tán phong hàn, trị ho long đờm, giải độc cua cá, làm dịu và giảm ngứa da.
Tắm nước gì để hết ngứa? Nước lá tí tô
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch một nắm lá tía tô và để ráo.
- Bước 2: Vò nhẹ lá tía tô để làm cho lá nát và ra tinh dầu.
- Bước 3: Cho lá tía tô vào một chậu và đổ nước sôi vào chậu. Hãm trong khoảng 10 phút.
- Bước 4: Sau khi nước nguội bớt, bạn có thể sử dụng nước lá tía tô để tắm rửa vùng da bị ngứa.
Tần suất thực hiện: Liên tục mỗi ngày cho đến khi triệu chứng ngứa ngoài da thuyên giảm.
7. Nước lá cây chè vằng
Lá cây chè vằng là một loại thảo dược được sử dụng trong nhiều ứng dụng y học truyền thống, bao gồm trị ngứa da và viêm nhiễm da. Theo y học hiện đại, lá chè vằng chứa nhiều hợp chất có khả năng chống oxy hóa mạnh như flavonoid và alkaloid. Trong Đông y, lá chè vằng có vị đắng và tính mát. Ngoài khả năng giảm mẩn ngứa da, lá cây chè vằng còn có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu và tiêu viêm.
Tắm nước lá cây chè vằng hết ngứa
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch một nắm lá cây chè vằng và để ráo.
- Bước 2: Đun sôi lá chè vằng với khoảng 2 lít nước, sau đó tắt bếp.
- Bước 3: Đổ nước lá chè vằng ra chậu và pha thêm nước lạnh để điều chỉnh nhiệt độ nước tắm sao cho vừa đủ ấm. Sau đó, bạn có thể dùng nước này để tắm rửa vùng da bị ngứa.
Tần suất thực hiện: Liên tục mỗi ngày cho đến khi triệu chứng ngứa ngoài da thuyên giảm..
8. Tắm nước gì để hết ngứa? Nước lá diếp cá
Rau diếp cá là một loại cây rất phổ biến và được sử dụng trong nhiều món ăn, nhưng ít người biết rằng nó cũng có khả năng điều trị các vấn đề về da, bao gồm cả ngứa. Rau diếp cá chứa các chất kháng khuẩn và kháng viêm, giúp làm dịu và giảm ngứa da hiệu quả.
Tắm nước lá diếp cá hết ngứa
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch rau diếp cá và ngâm trong nước muối loãng khoảng 10 phút.
- Bước 2: Sau đó, vớt rau diếp cá ra và để ráo. Cho rau vào cối và giã nhuyễn.
- Bước 3: Chắt lấy nước cốt từ rau diếp cá và pha với nước ấm làm nước tắm. Bạn cũng có thể dùng bã rau diếp cá để đắp lên vùng da bị ngứa.
Tần suất thực hiện: Mỗi lần 3 lần cho đến khi triệu chứng ngứa ngoài da thuyên giảm.
9. Nước rau sam
Rau sam có tác dụng chống viêm, giúp da kháng khuẩn và chống oxy hóa, hỗ trợ trong việc điều trị các vấn đề da như mẩn ngứa và nổi mề đay.
Tắm nước rau sam hết ngứa
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch rau sam và ngâm với nước muối loãng trong khoảng 10 phút.
- Bước 2: Đun sôi rau sam với 2 lít nước trong khoảng 15 phút.
- Bước 3: Đổ nước rau sam vào chậu, pha thêm nước lạnh để điều chỉnh nhiệt độ nước tắm sao cho vừa đủ ấm. Sử dụng nước rau sam này để tắm rửa vùng da bị ngứa.
Tần suất thực hiện: Liên tục mỗi ngày cho đến khi triệu chứng ngứa ngoài da thuyên giảm.
10. Nước lá cây kim ngân
Lá kim ngân là một loại cây có tác dụng thanh nhiệt và giải độc, thường được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị nhiều tình trạng bệnh lý, bao gồm sốt, mụn nhọt, mẩn ngứa và rôm sảy.
Tắm nước gì để hết ngứa? Nước lá cây kim ngân
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch một nắm lá kim ngân tươi, có thể thêm một ít quả ké đã sao bỏ gai.
- Bước 2: Cho lá kim ngân vào nồi cùng 3 lít nước, đun sôi trong khoảng 10 phút rồi tắt bếp.
- Bước 3: Gạn lấy phần nước đã đun sôi ra một chậu lớn. Đợi cho nước nguội đến mức an toàn cho da rồi sử dụng nước này để tắm rửa vùng da bị ngứa hoặc tổn thương.
Tần suất thực hiện: Liên tục mỗi ngày cho đến khi triệu chứng ngứa ngoài da thuyên giảm.
11. Nước lá bồ công anh
Lá cây bồ công anh chứa nhiều vitamin và chất chống oxy hóa, giúp làm dịu da và giảm viêm nhiễm. Lá cây bồ công anh cũng có các tính chất thanh nhiệt và giải độc, hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý da, bao gồm ghẻ và mụn nhọt.
Tắm nước lá bồ công anh hết ngứa
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch một nắm lá bồ công anh tươi và để ráo.
- Bước 2: Đun sôi lá bồ công anh với 2 lít nước. Khi nước sôi, giảm lửa và tiếp tục đun trong khoảng 5 - 10 phút, sau đó tắt bếp.
- Bước 3: Đổ nước lá bồ công anh vào chậu và đợi cho đến khi nước nguội bớt. Dùng nước lá bồ công anh này để tắm rửa vùng da bị ngứa.
Tần suất thực hiện: Liên tục mỗi ngày cho đến khi triệu chứng ngứa ngoài da thuyên giảm.
12. Tắm nước gì để hết ngứa? Nước lá kinh giới
Lá kinh giới là một loại cây thuốc Nam có tiềm năng trong việc điều trị các vấn đề về da, bao gồm cả ngứa và viêm nhiễm. Lá kinh giới có khả năng điều hòa miễn dịch, tăng cường chức năng hàng rào bảo vệ da, giảm nhiễm trùng và viêm ngứa.
Tắm nước lá kinh giới hết ngứa
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch một nắm lá kinh giới và để ráo.
- Bước 2: Vò nhẹ lá kinh giới cho nát và ra tinh dầu.
- Bước 3: Đun lá kinh giới với khoảng 2 lít nước trong khoảng 10 phút.
- Bước 4: Đổ nước lá kinh giới vào chậu và đợi cho nước nguội bớt, sau đó sử dụng nước này để tắm rửa vùng da bị ngứa.
Tần suất thực hiện: Liên tục mỗi ngày cho đến khi triệu chứng ngứa ngoài da thuyên giảm.
13. Nước lá ngải cứu
Lá ngải cứu giàu chất chống viêm và kháng khuẩn, thường được sử dụng trong các bài thuốc chữa trị mẩn ngứa, mề đay, mụn nhọt và các triệu chứng da dị ứng khác.
Tắm nước lá ngải cứu hết ngứa
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch một nắm lá ngải cứu và để ráo.
- Bước 2: Đun sôi lá ngải cứu với khoảng 2 lít nước, sau đó tắt bếp.
- Bước 3: Đổ nước lá ngải cứu ra chậu, hòa thêm một ít muối biển và pha thêm nước lạnh để điều chỉnh nhiệt độ nước tắm sao cho vừa đủ ấm. Sử dụng nước lá ngải cứu để tắm rửa vùng da bị ngứa.
Tần suất thực hiện: Liên tục mỗi ngày cho đến khi triệu chứng ngứa ngoài da thuyên giảm.
14. Nước lá cây sài đất
Cây sài đất là một loại thảo dược tự nhiên giàu chất kháng khuẩn, có khả năng giúp giảm ngứa da, chữa lở, mụn nhọt, rôm sảy và nhiều vấn đề da khác.
Tắm nước gì để hết ngứa? Nước lá cây sài đất
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch một nắm lá sài đất tươi hoặc sử dụng 50g lá sài đất khô.
- Bước 2: Cho lá sài đất vào nồi, đun cùng 2 - 3 lít nước.
- Bước 3: Đun khôi khoảng 15 phút nữa thì tắt bếp.
- Bước 4: Đợi nước nguội bớt, sử dụng nước này để tắm hoặc rửa lên vùng da bị mẩn ngứa.
Tần suất thực hiện: Liên tục mỗi ngày hoặc 4 - 5 lần mỗi tuần cho đến khi triệu chứng ngứa ngoài da thuyên giảm.
15. Nước lá cây cỏ sữa
Lá cây cỏ sữa có hiệu quả trong việc tắm trị ngứa da và được sử dụng rộng rãi cho các bệnh lý như dị ứng da, nổi mề đay, rôm sảy. Trong Đông Y có hai loại cỏ sữa thường được sử dụng bao gồm cỏ sữa lá to và cỏ sữa lá nhỏ. Cả hai loại này có tính vị, tác dụng và cách sử dụng tương tự. Tuy nhiên, loại cỏ sữa lá to thường được ưa chuộng hơn khi sử dụng để nấu nước tắm trị ngứa.
Tắm nước lá cây cỏ sữa hết ngứa
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch một nắm lá cỏ sữa và để ráo.
- Bước 2: Vò nhẹ lá cỏ sữa. Cho vào nồi đun với 3 lít nước đến khi nước sôi, sau đó tắt bếp.
- Bước 3: Đổ nước cỏ sữa ra chậu và pha thêm nước lạnh để làm nguội. Sau đó, bạn có thể dùng nước này để tắm rửa vùng da bị ngứa.
Tần suất thực hiện: Liên tục mỗi ngày cho đến khi triệu chứng ngứa ngoài da thuyên giảm.
16. Tắm nước gì để hết ngứa? Nước cây ké đầu ngựa
Trong y học cổ truyền, cây ké đầu ngựa là một loại thảo dược thường được sử dụng để điều trị nhiều vấn đề da, bao gồm rôm sảy, ghẻ lở, mụn nhọt và mẩn ngứa.
Tắm nước cây ké đầu ngựa hết ngứa
Cách thực hiện:
- Bước 1: Dùng 200g cây ké đầu ngựa (bao gồm cả thân, lá và quả).
- Bước 2: Đun cây ké đầu ngựa cùng với 5 lít nước, cho đến khi nước có mùi và màu từ cây ké.
- Bước 3: Đổ nước cây ké đầu ngựa ra chậu và pha thêm nước lạnh để làm nguội. Sau đó, bạn có thể dùng nước này để tắm rửa vùng da bị ngứa.
Tần suất thực hiện: Liên tục mỗi ngày hoặc 4-5 lần/tuần cho đến khi triệu chứng ngứa ngoài da thuyên giảm.
17. Nước hoa cúc kim tiền
Cúc kim tiền (Calendula officinalis) là một loại thảo dược được biết đến với nhiều lợi ích cho làn da và sức khỏe tổng thể. Chiết xuất từ hoa cúc kim tiền chứa nhiều hợp chất có tác dụng chống viêm, giảm sưng, kháng khuẩn và chống oxy hóa. Nó cũng giúp làm lành các tổn thương da và cung cấp dưỡng chất cho da.
Tắm gì để hết ngứa? Tắm nước hoa cú kim tiền
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch khoảng 6 muỗng hoa cúc kim tiền khô và để ráo.
- Bước 2: Đun sôi hoa cúc kim tiền với 2 lít nước, sau đó tắt bếp.
- Bước 3: Đổ nước hoa cúc kim tiền vào châu và đợi cho đến khi nước nguội đủ để tắm rửa. Dùng nước hoa cúc kim tiền để tắm rửa vùng da bị ngứa.
Tần suất thực hiện: Liên tục mỗi ngày cho đến khi triệu chứng ngứa ngoài da thuyên giảm.
Lưu ý khi dùng nước tắm trị ngứa
Song song với việc nắm rõ tắm nước gì để hết ngứa, bạn cũng cần lưu ý những điều sau để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho làn da.
- Nếu bạn có tiền sử dị ứng hoặc biểu hiện dị ứng với các loại lá cây, thảo dược, hãy thử sử dụng nước lá cây trên một vùng da nhỏ trước khi tắm toàn thân để đảm bảo an toàn.
- Trước khi nấu, hãy rửa sạch lá cây để loại bỏ bất kỳ bụi bẩn hoặc vi khuẩn nào.
- Đảm bảo rằng nhiệt độ nước tắm không quá nóng, để tránh gây bỏng hoặc tổn thương cho da.
- Tránh chà xát hoặc gãi mạnh vùng da bị tổn thương, tránh gây tổn thương hoặc làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Đối với trường hợp trẻ nhỏ, hãy giảm liều lượng lá cây tắm so với người lớn, khoảng từ 1/3 đến 1/2 liều lượng của người lớn là thích hợp.
- Tắm nước lá cây không phải là một liệu pháp điều trị tức thì, cần kiên trì thực hiện để có hiệu quả tốt nhất.
- Nếu tình trạng ngứa không giảm hoặc trở nên nghiêm trọng, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.
Trên đây là những loại nước tắm trị ngứa mà Emdep.vn đã tổng hợp và chia sẻ. Mong rằng với những chia sẻ đến từ Emdep.vn, các bạn đã có lời đáp cho câu hỏi tắm nước gì để hết ngứa đồng thời có thêm những thông tin hữu ích trong việc điều trị ngứa ngoài da tại nhà. Chúc các bạn thành công!
Minh LT (Tổng hợp)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất