5 tác hại của gạo lứt đen cần lưu ý tránh ảnh hưởng sức khỏe
Gạo lứt đen là giống gạo đen nguyên cám, không tác vỏ, giàu dinh dưỡng, tốt cho tiêu hóa, tim mạch, tăng hệ miễn dịch. Tuy nhiên, việc sử dụng gạo lứt đen cũng tiềm ẩn một số nguy cơ gây hại cho sức khỏe mà có thể bạn chưa biết. Vậy tác hại của gạo lứt đen là gì? Cùng Emdep.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây, bạn nhé!
Gạo lứt đen là gì?
Gạo lứt đen, hay còn được biết đến với tên gọi "gạo cẩm," là một giống ngũ cốc nguyên hạt có màu đen, sở hữu giá trị dinh dưỡng cao so với nhiều loại gạo khác trên thị trường.
Gạo lứt đen là một giống ngũ cốc nguyên hạt có màu đen
Gạo lứt đen là ngũ cốc nguyên hạt, nghĩa là nó không bị loại bỏ các lớp vỏ bên ngoài, giữ lại cả lớp vỏ còn gọi là cám, giúp giữ lại nhiều chất dinh dưỡng quan trọng. Màu đen của gạo lứt đen không phải là do các chất phụ gia mà là do màu tự nhiên của vỏ cám và các chất chống oxy hóa.
Gạo lứt đen chứa nhiều chất xơ, vitamin B, khoáng chất như sắt, magie và kẽm; cung cấp nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm việc kiểm soát đường huyết, hỗ trợ hệ tiêu hóa và cung cấp năng lượng kéo dài.
Ngoài ra, trong y học cổ truyền, gạo lứt đen được cho là có khả năng cân bằng âm dương cho cơ thể, có công dụng tích cực đối với thận, dạ dày và gan.
Tác hại của gạo lứt đen
Mặc dù giàu dưỡng chất và cung cấp nhiều lợi ích sức khỏe nhưng việc tiêu thụ gạo lứt đen cũng tiềm ẩn một số tác hại cho sức khỏe, bao gồm:
1. Đầy hơi, chướng bụng
Gạo lứt đen chứa nhiều chất xơ, có thể hỗ trợ điều trị táo bón và tăng cường sức khỏe tiêu hóa. Tuy nhiên, tiêu thụ lượng chất xơ lớn từ gạo lứt đen cũng có thể gây ra tình trạng đầy hơi, chướng bụng và đau bụng.
Bổ sung chất xơ giúp phân mềm và dễ dàng đi qua đường ruột. Tuy nhiên, nếu lượng chất xơ quá lớn, có thể dẫn đến tình trạng đầy hơi do tăng sản sinh khí trong quá trình tiêu hóa. Bổ sung chất xơ quá mức có thể tạo áp lực và kích thích quá mạnh đối với đường ruột, gây cảm giác chướng bụng và đau bụng.
Tác hại của gạo lứt đen gây đầy hơi, chướng bụng
2. Chứa nhiều asen
Giống như nhiều loại gạo khác, gạo lứt đen cũng có khả năng nhiễm asen từ đất. Asen là một kim loại nặng tồn tại tự nhiên trong môi trường và có thể có ảnh hưởng đến sức khỏe nếu tiêu thụ ở mức độ cao. Asen có thể gây hại cho nhiều bộ phận của cơ thể, bao gồm gan, thận, tim, hệ thần kinh và có thể gây ung thư nếu tiêu thụ ở mức độ cao và kéo dài.
Theo các chuyên gia, ngâm gạo lứt đen với nước qua đêm hoặc vài giờ trước khi nấu có thể giúp loại bỏ một phần asen từ bề mặt của hạt gạo, làm giảm hàm lượng asen có thể hấp thụ được. Ngoài ra, bạn có thể nấu gạo lứt đen với nhiều nước hơn rồi chắt bớt nước trong quá trình nấu có thể giảm lượng asen, vì asen có thể hòa tan trong nước nấu.
2. Chứa axit phytic
Gạo lứt đen cũng chứa axit phytic, một loại chất tồn tại tự nhiên trong nhiều loại thực phẩm cây trồng, đặc biệt là trong các hạt ngũ cốc và hạt giống. Axit phytic có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ của một số khoáng chất, chẳng hạn như canxi, magie, kẽm và sắt. Axit phytic có khả năng kết hợp với các khoáng chất này và tạo thành phytate, một dạng không hấp thụ được của khoáng chất.
Tiêu thụ gạo lứt đen quá mức làm tăng lượng axit phytic nạp vào cơ thể, ảnh hưởng đến sự hấp thụ của khoáng chất từ thức ăn. Mẹo nhỏ cho bạn là ngâm gạo lứt đen trước khi nấu có thể giúp giảm lượng axit phytic.
Gạo lứt đen chứa axit phytic làm giảm khả năng hấp thụ khoảng chất của cơ thể
4. Tác hại của gạo lứt đen ảnh hưởng đến lượng đường trong máu
Chất xơ có trong gạo lứt đen có thể giúp kiểm soát lượng đường huyết bằng cách làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ đường từ thức ăn. Từ đó giúp ngăn ngừa nguy cơ tăng đường huyết đột ngột sau khi ăn, giúp duy trì mức đường huyết ổn định.
Tuy nhiên, việc tiêu thụ gạo lứt đen nhiều hơn mức cần thiết có thể dẫn đến phản tác dụng. Tiêu thụ gạo lứt đen quá mức có thể gây tăng lượng calo và đường trong máu, ảnh hưởng đến người bệnh tiểu đường hoặc nguy cơ cao bị tiểu đường. Do đó, điều quan trọng là bạn cần quản lý lượng gạo lứt đen trong chế độ ăn hàng ngày để đảm bảo sự cân bằng giữa lợi ích dinh dưỡng và kiểm soát đường huyết.
5. Dị ứng
Mặc dù hiếm xảy ra nhưng một số trường hợp người có thể bị dị ứng khi tiêu thụ gạo lứt đen. Một số phản ứng dị ứng khi tiêu thụ gạo lứt đen bao gồm: ngứa và đỏ da, khó thở, buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy,...
Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào của dị ứng sau khi tiêu thụ gạo lứt đen, nên ngưng sử dụng và tham khảo tư vấn của bác sĩ để xác định nguyên nhân của dị ứng và có biện pháp điều trị phù hợp.
Tác hại của gạo lứt đen gây dị ứng trong một số trường hợp
Ai không nên ăn gạo lứt đen?
Những trường hợp không nên hoặc nên hạn chế ăn gạo lứt bao gồm:
- Người có tiền sử dị ứng: Những người bị dị ứng hoặc không dung nạp tốt với gạo lứt đen nên tránh tiêu thụ để ngăn chặn các phản ứng không mong muốn như ngứa, đau bụng, hoặc khó thở.
- Người bị tiểu đường: Mặc dù gạo lứt đen có khả năng kiểm soát đường huyết, nhưng việc tiêu thụ quá mức cũng có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Người bị tiểu đường nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về lượng gạo lứt đen nên ăn.
- Người gặp vấn đề về dạ dày hoặc tiêu hóa: Hàm lượng chất cao trong gạo lứt đen có thể làm tăng áp lực lên hệ tiêu hóa.
- Người bị bệnh thận: Gạo lứt đen chứa hàm lượng phốt pho tương đối cao, có thể tạo áp lực thêm cho hệ thống thận, ảnh hưởng không tốt đến người đang gặp vấn đề về thận.
- Người già, trẻ em, người thể trạng yếu, người đang hồi phục sau khi ốm, phụ nữ sau sinh,…: Nhóm đối tượng này thường có thể trạng không tốt, rất khó để hấp thụ hết chất dinh dưỡng từ gạo lứt đen.
- Người thiếu hụt canxi hoặc sắt: Gạo lứt đen chứa axit phytic, có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi và sắt trong cơ thể.
Người đang gặp vấn đề về tiêu hóa không nên ăn gạo lứt đen
Lưu ý khi ăn gạo lứt đen
Để tránh những tác hại của gạo lứt đen, dưới đây là một số điều bạn cần lưu ý khi ăn gạo lứt đen:
- Lựa chọn sản phẩm gạo lứt đen chất lượng tại các đơn vị cung cấp gạo uy tín, có nhãn mác, nguồn gốc rõ ràng, có đầy đủ các thông tin về sản phẩm và nhà sản xuất, thành phần dinh dưỡng và hướng dẫn sử dụng.
- Chọn loại gạo lứt đen dẻo và ăn được trong thời gian dài.
- Kiểm soát lượng gạo lứt đen tiêu thụ, không nên ăn quá mức. Dù gạo lứt đen có nhiều lợi ích, nhưng việc ăn quá mức cũng có thể tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe.
- Ngâm gạo lứt đen trước khi nấu có thể giúp giảm lượng asen gây hại cho sức khỏe.
- Khi ăn gạo lứt đen, bạn nên nhai thật kỹ để giảm áp lực lên hệ tiêu hóa và tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng.
- Nếu có biểu hiện dị ứng hoặc phản ứng không mong muốn sau khi ăn gạo lứt đen, hãy tham khảo tư vấn của bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân và có biện pháp khắc phục phù hợp.
- Gạo lứt đen chỉ là một phần quan trọng của chế độ ăn cân đối, nên kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác nhau để đảm bảo bạn nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các nguồn khác nhau.
Vậy là Emdep.vn vừa gửi đến bạn những tác hại của gạo lứt đen. Mong rằng với những chia sẻ trong bài viết, các bạn đã có thêm những thông tin hữu ích về việc sử dụng gạo lứt đen giúp tận dụng các lợi ích sức khỏe đồng thời tránh những ảnh hưởng không tốt có thể xảy ra.
Minh LT (Tổng hợp)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất