Sáng ngủ dậy bị chóng mặt nên làm gì để khắc phục nhanh chóng?
Sáng ngủ dậy bị chóng mặt là bệnh gì?
Ngủ dậy bị chóng mặt thường không phải là một bệnh lý cụ thể mà là triệu chứng do các vấn đề sức khỏe như hạ đường huyết, thiếu máu, huyết áp thấp, căng thẳng quá mức, kiệt sức,… gây ra. Các vấn đề sức khỏe này có thể làm giảm lưu lượng máu hoặc oxy đến não, gây cảm giác chóng mặt khi bạn thay đổi tư thế từ nằm sang đứng, khiến bạn dễ cảm thấy choáng váng và mất thăng bằng, đặc biệt khi vừa tỉnh dậy sau giấc ngủ ngắn hoặc dài. Triệu chứng này có thể đi kèm với ngất xỉu hoặc co giật, làm tăng nguy cơ té ngã và chấn thương.
Ngủ dậy bị chóng mặt thường không phải là một bệnh lý cụ thể
Sáng ngủ dậy bị chóng mặt do nguyên nhân nào?
Sáng ngủ dậy bị chóng mặt có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số nguyên nhân phổ biến bao gồm:
- Thuốc: Sử dụng một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc chống động kinh, thuốc huyết áp, thuốc dị ứng và thuốc an thần có thể gây chóng mặt do ảnh hưởng đến hệ thần kinh và huyết áp, đặc biệt khi thay đổi tư thế từ nằm sang ngồi.
- Mất nước: Việc mất nước do đổ mồ hôi nhiều ban đêm, sốt cao, nôn mửa, tiêu chảy hoặc không uống đủ nước trước khi ngủ có thể dẫn đến tình trạng chóng mặt khi thức dậy, do lưu lượng máu lên não giảm.
- Lượng đường trong máu thấp: Lượng đường trong máu giảm thấp vào ban đêm và tăng đột ngột khi thức dậy có thể gây chóng mặt, đặc biệt ở những người mắc bệnh tiểu đường.
- Suy tim: Người bị suy tim thường gặp phải tình trạng chóng mặt buổi sáng do tim bơm máu kém hiệu quả, làm giảm lượng oxy lên não.
- Huyết áp thấp: Khi chuyển từ tư thế nằm sang ngồi, máu có thể dồn đến chân và bụng, khiến huyết áp giảm, dẫn đến chóng mặt.
- Hạ đường huyết: Tình trạng lượng đường trong máu thấp có thể gây run rẩy hoặc chóng mặt vào buổi sáng, đặc biệt ở những người dùng insulin hoặc thuốc điều trị tiểu đường.
- Chứng ngưng thở lúc ngủ: Việc ngưng thở trong lúc ngủ làm giảm lượng oxy trong máu, gây chóng mặt và làm giảm chất lượng giấc ngủ, dẫn đến mệt mỏi vào buổi sáng.
- Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính: Tình trạng này thường gây chóng mặt khi thay đổi tư thế, nhưng không quá nguy hiểm và thường kéo dài trong vài giây đến một phút.
Sáng ngủ dậy bị chóng mặt do mất nước
Sáng ngủ dậy bị chóng mặt nên làm gì?
Nếu bạn thường xuyên gặp phải tình trạng chóng mặt sáng ngủ dậy bị chóng mặt nhưng không kèm theo các triệu chứng nguy hiểm, có thể thử áp dụng một số biện pháp sau để giảm bớt cảm giác chóng mặt:
- Nằm nghỉ thêm vài phút: Sau khi tỉnh dậy, hãy nằm nghỉ trên giường thêm vài phút để cơ thể có thời gian thích nghi và giảm bớt chóng mặt.
- Uống nước: Uống 1-2 ngụm nước sau khi thức dậy có thể giúp cải thiện tình trạng chóng mặt, đặc biệt nếu nguyên nhân là do mất nước.
- Hít thở sâu: Hít thở sâu và tập trung vào một điểm cố định giúp ổn định thăng bằng và giảm cảm giác chóng mặt.
- Ngồi dậy từ từ: Tránh đứng dậy đột ngột. Thay vào đó, ngồi dậy từ từ và ngồi thêm 1-2 phút bên cạnh giường trước khi đứng lên hoàn toàn để tránh tình trạng máu dồn xuống chân quá nhanh.
- Trao đổi với bác sĩ: Nếu tình trạng chóng mặt liên quan đến việc sử dụng thuốc vào buổi tối, bạn nên trao đổi với bác sĩ để xem xét việc thay đổi hoặc điều chỉnh liều lượng thuốc.
Nếu các biện pháp trên không mang lại hiệu quả và tình trạng chóng mặt vẫn tiếp tục, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Sáng ngủ dậy bị chóng mặt nên nằm nghỉ thêm vài phút
Cách phòng ngừa tình trạng sáng ngủ dậy bị chóng mặt
Cùng với việc sáng ngủ dậy bị chóng mặt nên làm gì thì dưới đây là dưới đây là một số biện pháp bạn có thể áp dụng để phòng ngừa tình trạng sáng ngủ dậy bị chóng mặt:
- Nằm yên trên giường: Trước khi ngồi dậy, hãy nằm yên trên giường khoảng 5-10 phút để cơ thể có thời gian thích nghi với sự thay đổi tư thế.
- Chuyển động từ từ: Khi thức dậy, hãy ngồi dậy từ từ, tránh đứng lên đột ngột để cơ thể có thời gian thích nghi với sự thay đổi tư thế, giúp duy trì thăng bằng.
- Sử dụng gối nâng đỡ: Dùng gối cao khoảng 45 độ để nâng đỡ phần lưng trên, cổ và đầu khi ngủ, giúp cải thiện tuần hoàn máu và giảm áp lực lên các cơ quan, ngăn ngừa chóng mặt.
- Tránh nằm ngủ nghiêng: Tránh nằm ngủ nghiêng, hạn chế áp lực lên tai và dây thần kinh ngoại biên, giúp giảm nguy cơ chóng mặt khi thức dậy.
- Hạn chế ánh sáng mạnh và hoạt động kích thích trước khi ngủ: Tránh đọc sách, xem TV, sử dụng điện thoại hoặc tiếp xúc với ánh sáng mạnh trước khi ngủ để giảm căng thẳng cho mắt và não bộ.
- Tránh chất kích thích: Hạn chế sử dụng các chất kích thích như cafein, thuốc lá, rượu, bia trước khi đi ngủ, tránh ảnh hưởng đến hệ thần kinh và gây chóng mặt vào buổi sáng.
- Điều chỉnh thói quen ăn uống và uống đủ nước: Đảm bảo uống đủ nước trong suốt cả ngày và tránh ăn quá no hoặc uống rượu trước khi đi ngủ để ngăn ngừa tình trạng mất nước và hạ đường huyết, nguyên nhân có thể dẫn đến chóng mặt.
- Tập thể dục nhẹ nhàng trước khi ngủ: Thực hiện các bài tập nhẹ nhàng, như yoga hoặc thiền, trước khi ngủ giúp thư giãn cơ thể và cải thiện tuần hoàn máu.
- Kiểm tra và điều chỉnh thuốc: Nếu bạn đang sử dụng thuốc và thấy có triệu chứng chóng mặt vào buổi sáng, hãy trao đổi với bác sĩ để kiểm tra và điều chỉnh loại hoặc liều lượng thuốc phù hợp.
- Tránh sử dụng thuốc gây ngủ: Nếu không có chỉ định của bác sĩ, tránh sử dụng các loại thuốc gây ngủ hoặc thuốc an thần để không làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh và gây chóng mặt.
- Duy trì lối sống lành mạnh: Tránh stress và căng thẳng thần kinh kéo dài bằng cách duy trì một lối sống lành mạnh, bao gồm ăn uống cân bằng và thực hiện các hoạt động thư giãn.
- Khám sức khỏe định kỳ: Thực hiện khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe có thể gây chóng mặt và có biện pháp điều trị kịp thời.
Dùng gối cao khoảng 45 độ để nâng đỡ phần lưng trên, cổ và đầu khi ngủ
Sáng ngủ dậy bị chóng mặt khi nào cần phải đến viện khám?
Tình trạng sáng ngủ dậy bị chóng mặt thường không quá nghiêm trọng, nhưng bạn cần đến bệnh viện ngay nếu gặp phải các triệu chứng sau:
- Cảm giác chóng mặt nghiêm trọng, đặc biệt là khi kèm theo buồn nôn hoặc nôn ói nhiều.
- Nếu bạn cảm thấy hoa mắt, mờ mắt hoặc chảy nước mắt kéo dài, đây có thể là dấu hiệu của vấn đề nghiêm trọng hơn.
- Khi chóng mặt đi kèm với đau đầu dữ dội hoặc đau nửa đầu, cần phải kiểm tra để loại trừ các vấn đề liên quan đến đau nửa đầu hoặc rối loạn tuần hoàn não.
- Các dấu hiệu như tê bì tay chân, yếu cơ, khó nói, có thể cho thấy vấn đề về thần kinh hoặc đột quỵ.
- Nếu bạn gặp tình trạng nghe kém đột ngột hoặc ù tai kéo dài, điều này có thể liên quan đến các vấn đề về tai hoặc thần kinh.
- Cơ thể mất thăng bằng, khó đi lại hoặc đi loạng choạng.
- Nếu tình trạng chóng mặt không giảm sau 15-20 phút hoặc kéo dài hơn, bạn cần đến bệnh viện để được thăm khám.
- Nếu người cao tuổi bị ngã kèm theo chóng mặt dữ dội, cần thăm khám ngay để phòng ngừa các biến chứng nghiêm trọng.
- Việc thăm khám sớm sẽ giúp chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm.
Trên đây là một số thông tin về tình trạng sáng ngủ dậy bị chóng mặt mà Emdep.vn đã tổng hợp và chia sẻ. Mong rằng với những chia sẻ đến từ Emdep.vn, các bạn đã tìm được lời đáp cho câu hỏi “Sáng ngủ dậy bị chóng mặt nên làm gì?”, mà còn có thêm thông tin hữu ích giúp phòng ngừa và phát hiện sớm các tình trạng sức khỏe tiềm ẩn có thể xảy ra.
Minh LT (Tổng hợp)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất