Những người không nên uống sắn dây tránh ảnh hưởng sức khỏe
Trong y học cổ truyền, sắn dây hay còn được gọi là cát căn, thường được sử dụng như một vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt, sinh tân, giúp kiện tỳ, giải rượu, giải thử nhiệt (nắng nóng),... dùng để điều trị các chứng bệnh tiêu chảy, nóng bứt rứt,... Cũng chính vì vậy mà từ lâu sắn dây đã được sử dụng rộng rãi trong dân gian như một thức uống giúp giải khát hiệu quả trong những ngày nắng nóng.
Mặc dù mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nhưng việc sử dụng sắn dây cũng có thể tiềm ẩn những rủi ro không mong muốn khi dùng không đúng cách. Và không phải ai cũng phù hợp để uống sắn dây. Dưới đây là những người không nên uống sắn dây tránh ảnh hưởng sức khỏe theo khuyến cáo của các chuyên gia.
Những người không nên uống sắn dây
Người có thể hàn
Người có thể hàn là một trong những người không nên uống sắn dây. Nguyên nhân là do bột sắn dây có tính hàn cao, do đó, những người có cơ địa hàn nên hạn chế sử dụng, tránh gây cảm giác khó chịu, đầy bụng.
Người có thể hàn không nên uống sắn dây
Người dương khí hư
Người dương khí hư với các biểu hiện trường hợp như đại tiện lỏng, lạnh bụng, chướng bụng, chân tay lạnh, sắc mặt vàng, nhạt miệng,... cũng nằm trong nhóm những người không nên uống sắn dây, tránh làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh.
Trẻ em
Tính hàn của sắn dây cũng không phù hợp với trẻ nhỏ. Hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt và nhạy cảm hơn, việc sử dụng bột sắn dây có thể gây ra triệu chứng lạnh bụng và tiêu chảy. Nếu bạn muốn cho trẻ sử dụng bột sắn dây, tốt nhất bạn nên nấu chín sắn dây để đảm bảo an toàn và giảm tính hàn.
Trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 2 tuổi không nên uống sắn dây
Ngoài ra, các mẹ cũng cần lưu ý không dùng sắn dây để thay bột, cháo cho bé. Vì trẻ em dưới 2 tuổi cần rất nhiều chất dinh dưỡng để phát triển trí não, chiều cao, cân nặng. Bột sắn dây không thể đáp ứng đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể của bé mà còn chứa nhiều thành phần có khả năng làm giảm khả năng hấp thụ vi chất.
Phụ nữ đang mang thai
Phụ nữ mang thai cũng nằm trong danh sách những người không nên uống sắn dây. Trong thời gian mang thai, phụ nữ thường dễ cảm thấy nóng bức, khó chịu. Uống sắn dây có tác dụng thanh nhiệt có thể giúp mẹ bầu cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, trường hợp mẹ bầu đang mệt mỏi, bị lạnh hoặc tụt huyết áp thì tốt nhất không nên uống hay sử dụng sắn dây, tránh làm trầm trọng thêm các triệu chứng sức khỏe.
Người bị dị ứng với sắn dây
Mặc dù không quá phổ biến nhưng một số người có thể bị dị ứng với sắn dây hay các thành phần có trong sắn dây. Do đó, nếu bạn có tiền sử dị ứng với sắn dây, tốt nhất không nên uống sắn dây tránh những ảnh hưởng không mong muốn có thể xảy ra.
Lưu ý khi uống sắn dây
Bên cạnh việc nắm rõ những người không nên uống sắn dây, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề dưới đây để uống sắn dây đúng cách tránh những rủi ro không mong muốn:
- Nên uống sắn dây pha với nước sôi để đảm bảo nhiệt độ sôi có thể tiêu diệt những mầm bệnh gây hại. Pha sắn dây với nhiệt độ cao sẽ giúp các thành phần tinh bột trong bột sắn dây phân cắt nhỏ thành các đoạn ngắn hơn. Từ đó giúp cơ thể dễ dàng hấp thu lượng sắn dây bổ sung, tránh cảm giác chướng bụng, đầy hơi trong dạ dày.
- Pha sắn dây với nước đun sôi là điều cần thiết nhưng không có nghĩa là bạn cần uống sắn dây ngay khi còn nóng. Thay vào đó, bạn có thể để nguội, cho ngăn mát tủ lạnh hoặc cho thêm ít đá để gia tăng hương vị, làm thức uống giải khát, giải nhiệt ngày hè hiệu quả.
- Bột sắn dây pha xong nên sử dụng trong ngày, không nên để qua đêm, tránh ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
- Không uống hay sử dụng quá nhiều bột sắn dây trong ngày. Mỗi ngày bạn chỉ nên uống tối đa 1 ly nước sắn dây, tương đương với tối đa 30g bột sắn dây mỗi ngày.
- Bạn không nên dùng quá nhiều bột sắn dây trong một ngày. Chúng ta chỉ nên sử dụng tối đa một ly nước sắn dây trong một ngày, tương đương với không quá 30 gram bột sắn dây.
- Bột sắn dây đã có vị ngọt sẵn, bạn chỉ cần cho thêm một ít đường hoặc mật ong để tạo vị ngọt thanh là đủ. Tránh cho quá nhiều đường ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Một số người có thói quen ướp hoa bưởi vào bột sắn dây để tạo hương thơm. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, hoa bưởi có thể làm giảm dược tính của bột sắn dây, từ đó làm giảm các lợi ích sức khỏe mà sắn dây mang đến.
- Sử dụng bột sắn dây đảm bảo chất lượng, không bị biến màu, có mùi lạ hoặc bị ẩm mốc.
Nên uống sắn dây pha với nước sôi, không nên uống sắn dây sống
Trên đây là một số thông tin về việc uống sắn dây mà Emdep.vn đã tổng hợp và chia sẻ. Mong rằng với những chia sẻ trong bài viết, các bạn đã có thêm những thông tin hữu ích về việc uống sắn dây đúng cách, tránh những rủi ro không mong muốn. Nếu bạn hoặc các thành viên trong gia đình thuộc nhóm những người không nên uống sắn dây, tốt nhất hãy tránh uống sắn dây để đảm bảo an toàn cho sức khỏe nhé!
Minh LT (Tổng hợp)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất