Những ai không nên ăn mướp đắng? Tác hại của mướp đắng
Mướp đắng gây ấn tượng với hương vị đặc biệt cùng nhiều lợi ích sức khỏe, có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn. Theo Đông y, mướp đắng có vị đắng, tính hàn, có tác dụng giải nhiệt, giải độc tốt. Còn theo Y học hiện đại, mướp đắng có thể giúp diệt vi khuẩn, ngăn ngừa tế bào ung thư. Tuy nhiên, hương vị đặc biệt của mướp đắng có thể khiến nó trở thành món ăn “kén” người, không phải ai cũng thích hương vị của mướp đắng. Hơn thế nữa, mướp đắng cũng không phải là thực phẩm phù hợp với tất cả mọi người.
Những ai không nên ăn mướp đắng?
Những trường hợp dưới đây nên cân nhắc tránh ăn mướp đắng hoặc tiêu thụ nó một cách cẩn thận:
- Người huyết áp thấp, tiền sử huyết áp thấp: Mướp đắng có tác dụng giảm huyết áp và hạ đường huyết, có thể gây nguy hiểm cho những người có huyết áp thấp hoặc tiền sử về huyết áp thấp.
- Người bị bệnh gan và thận: Mướp đắng có thể tác động lên gan và thận, gây tăng enzym gan và có thể gây khó tiêu, đầy hơi, và chướng bụng. Đối với những người bị bệnh gan và thận cần thận trọng khi tiêu thụ mướp đắng.
- Người bị thiếu men G6PD: Người bị thiếu men G6PD (loại men có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa của tế bào hồng cầu) nên tránh xa mướp đắng, tránh gây tác động tiêu cực đối với sức khỏe.
- Người bị bệnh tiểu đường và đang dùng thuốc điều trị: Mướp đắng có thể làm giảm đường huyết, ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc điều trị tiểu đường và làm giảm đường trong máu xuống mức thấp hơn mức an toàn.
- Người có vấn đề về hệ tiêu hóa yếu: Mướp đắng có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, lỵ hoặc tác động tiêu cực đối với dạ dày.
- Người thiếu canxi: Mướp đắng chứa axit oxalic có thể ngăn cản cơ thể hấp thụ canxi. Do đó, người thiếu canxi nên tránh tiêu thụ mướp đắng.
- Người trước và sau phẫu thuật: Mướp đắng có thể ảnh hưởng đến quá trình kiểm soát đường huyết, đặc biệt là trong quá trình phẫu thuật. Tránh tiêu thụ mướp đắng ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật để đảm bảo an toàn.
- Phụ nữ mang thai và sau sinh: Mướp đắng ít chất xơ và chất béo, không phù hợp cho phụ nữ mang thai và sau sinh có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn. Ngoài ra, nó cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến đường huyết và sức khỏe của thai nhi, có thể kích thích tử cung, gây nguy cơ sinh non.
- Trẻ nhỏ: Trẻ nhỏ dạ dày còn non nớt, ăn mướp đắng có thể dễ gặp vấn đề sức khỏe.
- Người đang sử dụng thuốc: Mướp đắng có thể tương tác với một số loại thuốc, nếu bạn đang dùng thuốc điều trị bệnh, tốt nhất tham khảo tư vấn của bác sĩ về việc tiêu thụ mướp đắng, tránh nguy cơ tương tác thuốc có thể xảy ra.
Phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ không nên ăn mướp đắng
Tác hại của mướp đắng
Bên cạnh việc nắm rõ những ai không nên ăn mướp đắng, bạn cũng cần lưu ý những tác dụng phụ có thể xảy ra khi ăn mướp đắng. Bao gồm:
- Gây tan máu: Mướp đắng chứa hoạt chất vicine có khả năng tạo ra nhiều men oxy hóa khử trên màng tế bào, gây hại cho tế bào máu, đặc biệt là tế bào hồng cầu, có thể gây ra hiện tượng tan máu.
- Ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ em: Phần ruột và hạt bên trong trái mướp đắng chứa nhiều thành phần độc tố có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ em. Tốt nhất không nên cho trẻ ăn món được chế biến từ mướp đắng.
- Cồn cào ruột gan: Ăn mướp đắng khi đói có thể gây kích ứng đường tiêu hoá, tạo cảm giác bỏng rát, cồn cào, đau bụng và thậm chí tiêu chảy.
- Hạ đường huyết đột ngột: Mướp đắng chứa p-insulin, có khả năng làm hạ đường huyết giống insulin. Khi tiêu thụ quá nhiều, nó có thể gây tụt đường huyết đột ngột, chóng mặt, nhức đầu, vã mồ hôi, cảm giác hốt hoảng, choáng và ngất.
- Tác dụng phụ khác: Ăn mướp đắng quá nhiều có thể gây ra đau đầu, khó chịu ở dạ dày, đau bụng, đầy hơi và khó tiêu.
Tiêu thụ quá nhiều mướp đắng có thể gây đau bụng, đầy hơi và khó tiêu
Lưu ý khi ăn mướp đắng
Một số lưu ý khi ăn mướp đắng đảm bảo an toàn giúp bạn tận dụng tối đa lợi ích từ mướp đắng đồng thời tránh những ảnh hưởng không mong muốn có thể xảy ra:
- Tiêu thụ với một lượng vừa phải: Mướp đắng có thể gây tác động tiêu cực đến sức khỏe nếu ăn quá nhiều hoặc không phù hợp với tình trạng sức khỏe cá nhân. Tốt nhất bạn nên ăn mướp đắng với một lượng vừa phải và không lạm dụng.
- Không kết hợp với một số thực phẩm cụ thể: Tránh ăn mướp đắng cùng với những thực phẩm như hải sản (tôm, cua,...), sườn heo chiên hoặc măng cụt, tránh tác động không mong muốn đối với tiêu hóa hoặc sức khỏe. Đặc biệt, mướp đắng chứa vitamin C, khi kết hợp cùng asen có trong hải sản có thể gây cảm giác khó chịu, thậm chí tiêu thụ quá nhiều có thể tạo thành thạch tín gây ngộ độc.
- Tránh uống trà xanh ngay sau khi ăn mướp đắng: Uống trà xanh ngay sau khi ăn mướp đắng có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày. Tốt nhất bạn nên đợi một khoảng thời gian sau khi ăn xong rồi mới uống trà xanh.
- Không ăn mướp đắng khi đói: Ăn mướp đắng khi đói có thể gây kích ứng đường tiêu hoá và tạo ra cảm giác bỏng rát, cồn cào, đau bụng, thậm chí tiêu chảy. Tốt nhất bạn nên ăn mướp đắng trong bữa ăn hoặc sau bữa ăn chính.
Tiêu thụ mướp đắng với một lượng vừa phải, không lạm dụng
Trên đây là một số thông tin về việc ăn mướp đắng mà Emdep.vn đã tổng hợp và chia sẻ. Mong rằng với những chia sẻ đến từ Emdep.vn các bạn không chỉ tìm được lời đáp cho câu hỏi những ai không nên ăn mướp đắng mà còn hiểu rõ hơn về những tác hại của mướp đắng và lưu ý khi ăn mướp đắng đảm bảo an toàn.
Nếu bạn hoặc các thành viên khác trong gia đình nằm trong nhóm đối tượng những ai không nên ăn mướp đắng, tốt nhất nên tránh hoặc hạn chế tiêu thụ mướp đắng, tránh gây hại cho sức khỏe nhé!
Minh LT (Tổng hợp)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất