Người tiểu đường nên ăn trái cây gì và không nên ăn trái cây gì?

Minh LT 2023-06-13 11:48
- Một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh có thể giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát lượng đường trong máu, ngăn ngừa các biến chứng tiểu đường có thể xảy ra. Vậy người tiểu đường nên ăn trái cây gì và không nên ăn trái cây gì? Xem ngay bài viết dưới đây của Emdep.vn để có lời giải đáp chính xác nhất, bạn nhé!

Chất xơ trong trái cây được cho là có thể giúp thúc đẩy cảm giác no, hạn chế cơn thèm ăn vặt không lành mạnh, từ đó giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát lượng đường trong máu, duy trì mức đường huyết ổn định. Tuy nhiên, không phải loại trái cây nào cũng tốt và phù hợp với người bệnh tiểu đường. Nếu bạn đang băn khoăn không biết người tiểu đường nên ăn trái cây gì và không nên ăn trái cây gì thì dưới đây là câu trả lời dành cho bạn.

Người tiểu đường nên ăn trái cây gì?

Những loại trái cây tốt cho người bệnh tiểu đường bao gồm:

1. Kiwi

Kiwi có chỉ số glycemic (GI) thấp (GI của một quả kiwi là 49), điều này có nghĩa là kiwi sẽ không nhanh chóng chuyển đổi thành glucose và cần có thời gian để đi vào máu, nó sẽ không làm tăng đột ngột lượng đường trong máu sau khi ăn. Từ đó giúp kiểm soát mức đường huyết ổn định hơn cho người bệnh tiểu đường.

Người tiểu đường nên ăn trái cây gì - kiwi

Kiwi - trái cây tốt cho người tiểu đường

Kiwi cũng chứa nhiều chất xơ, đặc biệt là chất xơ hòa tan, giúp làm chậm quá trình tiêu hóa, kiểm soát mức đường huyết và giảm nguy cơ tăng đường huyết đột ngột sau khi ăn.

Ngoài ra, kiwi còn giàu vitamin C, một chất chống oxy hóa quan trọng, giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do stress oxy hóa và giúp cải thiện sức khỏe tổng thể. Kiwi có hàm lượng calo thấp, là một lựa chọn tốt cho người muốn duy trì cân nặng hoặc giảm cân. Điều này cũng có lợi cho người bệnh tiểu đường, bởi việc duy trì cân nặng là một yếu tố quan trọng trong kiểm soát bệnh tiểu đường.

2. Lựu

Lựu có chỉ số glycemic (GI) thấp (GI của một quả lựu là 18), điều này cũng có nghĩa là lựu sẽ không làm tăng đột ngột lượng đường trong máu, hỗ trợ kiểm soát mức đường huyết ổn định hơn cho người bệnh tiểu đường.

Người tiểu đường nên ăn trái cây gì - lựu

Người tiểu đường nên ăn trái cây gì? Nên ăn lựu

Lựu cũng giàu chất xơ, đặc biệt là chất xơ hòa tan, giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ đường, kiểm soát đường huyết, tạo cảm giác no lâu hơn sau khi ăn và hỗ trợ quản lý cân nặng.

Ngoài ra, lưu còn được biết đến là một trong những loại trái cây chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao, các chất chống oxy hóa như polyphenol và flavonoid có thể giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do stress oxy hóa, giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe liên quan đến tiểu đường, chẳng hạn như bệnh lý tim mạch.

Các hợp chất chống viêm tự nhiên trong quả lựu cũng có thể giúp giảm tình trạng viêm nhiễm và các biểu hiện viêm liên quan đến tiểu đường.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tiêu thụ lựu có thể giúp kiểm soát đường huyết. Chất chống oxy hóa trong quả lựu có thể cải thiện sự nhạy cảm của tế bào insulin và giảm sự kháng insulin, từ đó cải thiện quá trình chuyển hóa đường trong cơ thể.

3. Quả mọng

Các loại quả mọng như dâu tây, mâm xôi, việt quất,... thường có ít carbohydrate và chứa nhiều chất chống oxy hóa. Điều này giúp chúng trở thành lựa chọn tốt trong chế độ ăn kiêng cho người bệnh tiểu đường. 

Người tiểu đường nên ăn trái cây gì - quả mọng

Người tiểu đường nên tăng cường ăn các loại quả mọng

Các loại quả mọng thường có hàm lượng carbohydrate thấp hơn so với những loại trái cây khác, hỗ trợ kiểm soát mức đường huyết tốt hơn cho người bệnh tiểu đường. Quả mọng cũng giàu chất chống oxy hóa như vitamin C, polyphenol và anthocyanin, giúp tăng khả năng bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do stress oxy hóa và giúp cải thiện sức khỏe tổng thể.

Hàm lượng chất xơ dồi dào có trong các loại quả mọng thường, có thể giúp tăng cảm giác no và kiểm soát cảm giác no lâu hơn sau khi ăn, hỗ trợ quá trình tiêu hóa và kiểm soát đường huyết.

Quả mọng cũng chứa các chất chống viêm tự nhiên như anthocyanin, giúp giảm nguy cơ viêm nhiễm và à các biểu hiện viêm liên quan đến tiểu đường.

4. Táo

Táo với chỉ số đường huyết thấp ở mức 38, hàm lượng chất xơ hòa tan dồi dào có thể giúp hấp thụ đường chậm hơn, ngăn chặn sự tăng đột ngột của đường huyết. Từ đó giúp kiểm soát mức đường huyết và giảm nguy cơ tăng cao đường huyết sau khi ăn. 

Người tiểu đường nên ăn trái cây gì - táo

Người tiểu đường nên ăn trái cây gì? Nên ăn táo

Bên cạnh đó, táo cũng chứa chất chống oxy hóa, như polyphenol, flavonoid và vitamin C, giúp bảo vệ cơ thể khỏi stress oxy hóa, hỗ trợ sức khỏe tim mạch, rất tốt để bổ sung vào chế độ ăn kiêng cho bệnh nhân tiểu đường.

Táo cũng cung cấp một số khoáng chất như kali và vitamin C. Kali là một khoáng chất quan trọng cho sự hoạt động của cơ và hệ thần kinh, trong khi vitamin C hỗ trợ hệ miễn dịch và sức khỏe nói chung.

5. Dứa

Dứa với chỉ số đường huyết của dứa là 56 được cho là an toàn đối với người bệnh tiểu đường. Dứa chứa chất xơ hòa tan, giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường trong ruột, từ đó làm giảm tốc độ tăng đường huyết sau khi ăn.

Người tiểu đường nên ăn trái cây gì - Dứa

Dứa là loại trái cây tốt cho người tiểu đường

Trong dứa còn chứa một enzyme gọi là bromelain, có tác dụng chống viêm và giảm đau, có thể hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn và giảm cảm giác khó chịu sau khi ăn. Dứa cũng một số vitamin và khoáng chất quan trọng như vitamin C, kali và mangan, giúp chống oxy hóa, tăng cường sức khỏe tổng thể và hỗ trợ hệ miễn dịch cho người bệnh tiểu đường.

6. Mận 

Người tiểu đường nên ăn trái cây gì? Mận có chỉ số GI ở mức thấp (40) tức là nó không gây tăng đột ngột mức đường huyết sau khi ăn. Điều này làm cho mận trở thành một loại trái cây thích hợp trong việc kiểm soát đường huyết cho người bệnh tiểu đường.Mận cũng giàu chất xơ, giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường trong hệ tiêu hóa, từ đó làm giảm tốc độ tăng đường huyết sau khi ăn. Chất xơ cũng có khả năng giúp giảm cảm giác thèm ăn và duy trì cảm giác no lâu hơn.

Người tiểu đường nên ăn trái cây gì - mận

Mận tốt cho người tiểu đường

Ngoài ra, mận còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, như vitamin C và polyphenol, giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do stress oxy hóa. Điều này có lợi cho người bệnh tiểu đường,  đối tượng có nguy cơ cao bị tổn thương tế bào do mức đường huyết cao.

Mận cũng cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất, như vitamin A, vitamin C, kali và chất xơ, giúp hỗ trợ sức khỏe tổng thể và hệ miễn dịch, đồng thời cung cấp một lượng calo thấp.

7. Cam

Cam có chỉ số GI thấp (44), tức là nó không gây tăng đột ngột mức đường huyết sau khi ăn. Từ đó giúp kiểm soát đường huyết ở người tiểu đường và tránh nguy cơ tăng đường huyết đột ngột.

Người tiểu đường nên ăn trái cây gì - cam

Người tiểu đường nên ăn trái cây gì? Nên ăn cam

Cam cũng giàu chất xơ tự nhiên, đặc biệt là chất xơ hòa tan, có khả năng chậm hấp thụ đường trong dạ dày và ruột, giúp kiểm soát mức đường huyết. Đồng thời giúp duy trì cảm giác no lâu hơn và hỗ trợ quá trình tiêu hóa.

Với hàm lượng vitamin C dồi dào, tiêu thụ cam có thể giúp khả năng bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do stress oxy hóa, duy trì sức khỏe tổng thể và tăng cường hệ miễn dịch.

Ngoài ra, cam còn cung cấp kali, một khoáng chất quan trọng cho cơ bắp và chức năng tim mạch, đóng vai trò quan trọng trong điều chỉnh huyết áp và giúp duy trì cân bằng nước và điện giữa các tế bào.

Cam cũng chứa hàm lượng calo thấp có thể giúp kiểm soát cân nặng và duy trì mức đường huyết ổn định.

8. Lê

Người tiểu đường nên ăn trái cây gì? Lê có chỉ số GI là 38, có hương vị ngọt tự nhiên và ít calo, là một thay thế lành mạnh cho các loại đồ ngọt có chứa đường cao hơn, giúp giảm sự thèm ngọt và giữ cho mức đường huyết ổn định cho người bệnh tiểu đường. 

Người tiểu đường nên ăn trái cây gì - lê

Lê là loại trái cây tốt cho người tiểu đường

Lê cũng giàu chất xơ, đặc biệt là trong vỏ, giúp kiểm soát đường huyết bằng cách làm chậm quá trình hấp thụ đường và giúp duy trì mức đường huyết ổn định. Việc ăn lê cùng với vỏ có thể giúp cung cấp lượng chất xơ cao hơn cho cơ thể. 

Ngoài ra, lê còn chứa kali, một khoáng chất quan trọng cho sự điều chỉnh áp lực máu và chức năng tim mạch. Vitamin C và chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do stress oxy hóa và tăng cường hệ miễn dịch. Canxi, sắt, magie và một số khoáng chất khác, hỗ trợ sức khỏe xương, chức năng cơ bắp và quá trình trao đổi chất của cơ thể.

9. Bưởi

Bưởi có chỉ số GI là 25, giúp nó trở thành loại trái cây tốt cho người bệnh tiểu đường. Hơn thế nữa, bưởi còn chứa một lượng lớn chất xơ, đặc biệt là chất xơ hòa tan, giúp kiểm soát đường huyết bằng cách làm chậm quá trình hấp thụ đường từ thức ăn vào máu, ngăn ngừa nguy cơ tăng đường huyết đột ngột. Hàm lượng chất xơ dồi dào cũng giúp cải thiện quá trình tiêu hóa, duy trì sự bão hòa và cảm giác no sau khi ăn.

Người tiểu đường nên ăn trái cây gì - bưởi

Người tiểu đường nên ăn trái cây gì? Nên ăn bưởi

Bưởi còn là nguồn cung cấp vitamin C và các chất chống oxy hóa khác, giúp bảo vệ các tế bào khỏi tổn thương do stress oxy hóa, làm giảm nguy cơ viêm nhiễm và các biến chứng khác liên quan đến tiểu đường.

Bưởi cũng là một loại trái cây thấp calo và không chứa cholesterol, giúp duy trì trọng lượng cơ thể và quản lý các yếu tố nguy cơ liên quan đến tiểu đường.

10. Bơ

Bơ với chỉ số GI là 25 cùng nhiều giá trị dinh dưỡng giúp nó trở thành một trong những loại trái cây tốt cho người bệnh tiểu đường.

Người tiểu đường nên ăn trái cây gì - bơ

Bơ tốt cho người tiểu đường

Bơ chứa chất béo chủ yếu là chất béo không bão hòa và chất béo đơn không bão hòa, có thể tốt cho sức khỏe tim mạch. Chất béo không bão hòa có khả năng giảm mức cholesterol xấu (LDL) và tăng mức cholesterol tốt (HDL) trong máu. Bơ cũng cung cấp một lượng nhất định chất xơ, giúp cải thiện quá trình tiêu hóa và kiểm soát mức đường huyết, làm chậm quá trình hấp thụ đường, ngăn chặn đường huyết tăng nhanh sau khi ăn.

Ngoài ra, bơ còn cung cấp các vitamin như vitamin E và K, cũng như các khoáng chất như kali và magie, có thể giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương, điều chỉnh hoạt động cơ bản của cơ và hệ thần kinh, cũng như trong việc kiểm soát mức đường huyết.

11. Đào

Người tiểu đường nên ăn trái cây gì? Đào với chỉ số GI là 42 cũng là một trong những loại trái cây tốt cho người bệnh tiểu đường. Hơn thế nữa, đào còn chứa các chất dinh dưỡng quan trọng như kali, chất xơ, vitamin A và vitamin C. Kali là một khoáng chất quan trọng cho sự hoạt động của cơ và thần kinh, hỗ trợ kiểm soát áp lực máu. Chất xơ giúp duy trì sự bình ổn định của đường huyết và cải thiện chức năng tiêu hóa. Vitamin A và vitamin C là các chất chống oxy hóa quan trọng để bảo vệ tế bào khỏi tổn thương và hỗ trợ hệ miễn dịch.

Người tiểu đường nên ăn trái cây gì - đào

Đào tốt cho người tiểu đường

Bên cạnh đó, những hợp chất sinh học có trong đào cũng góp phần chống lại các vấn đề liên quan đến béo phì và bệnh tim mạch, điều này rất quan trọng đối với người bệnh tiểu đường. Các chất chống oxy hóa và chất chống viêm trong đào có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và hỗ trợ quá trình giảm cân cho người bệnh tiểu đường.

12. Đu đủ

Đu đủ có chỉ số GI là khoảng 23, nằm trong nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, tốt cho người bệnh tiểu đường.

Người tiểu đường nên ăn trái cây gì - đu đủ

Đu đủ là loại trái cây tốt cho người tiểu đường

Không dừng lại ở đó, đu đủ còn là nguồn cung cấp chất xơ, đặc biệt là chất xơ hòa tan, có khả năng hấp thụ nước và tạo thành một gel trong ruột, giúp chậm hấp thụ đường và làm giảm nguy cơ tăng đường huyết sau khi ăn. Do đó, việc tiêu thụ đu đủ có thể giúp kiểm soát đường huyết và tạo cảm giác no lâu hơn.

Đu đủ cũng là nguồn giàu vitamin C, beta-carotene (vitamin A) và vitamin E, cung cấp các khoáng chất như kali và magie, giúp cải thiện sức khỏe tổng quát và hỗ trợ chức năng miễn dịch của cơ thể.

Ngoài ra, đu đủ còn chứa các chất chống oxy hóa như flavonoid và carotenoid, có khả năng bảo vệ tế bào khỏi sự tổn thương do các gốc tự do. Điều này có thể hỗ trợ quá trình chống vi khuẩn, chống vi rút và giảm nguy cơ các biến chứng khác liên quan đến tiểu đường.

13. Mâm xôi

Mâm xôi có chỉ số GI là 32, được coi là “thấp” và tốt cho người bệnh tiểu đường.  Mâm xôi cũng là một nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời cho cơ thể, giúp cải thiện quá trình tiêu hóa và hấp thụ đường trong cơ thể, giảm tốc độ hấp thụ đường, giúp kiểm soát mức đường huyết và tăng cường cảm giác no sau khi ăn.

Người tiểu đường nên ăn trái cây gì - mâm xôi

Người tiểu đường nên ăn trái cây gì? Nên ăn quả mâm xôi

Mâm xôi cũng chứa các chất chống oxy hóa mạnh như anthocyanin, resveratrol, vitamin C và vitamin E, giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do, giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tiểu đường, như bệnh tim mạch và viêm nhiễm.

Ngoài ra với hàm lượng vitamin C, kali, folate và chất xơ dồi dào, tiêu thụ mâm xôi cũng giúp cung cấp năng lượng và hỗ trợ sức khỏe tổng thể cho người bệnh tiểu đường.

14. Cherry

Với chỉ số GI bằng với mâm xôi (32), cherry cũng là một loại trái cây tốt cho người bệnh tiểu đường. Có thể tiêu thụ một cách an toàn mà không gây tăng đột ngột đường huyết sau khi ăn, giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát mức đường huyết một cách ổn định hơn.

Người tiểu đường nên ăn trái cây gì - cherry

Cherry tốt cho người tiểu đường

Cherry cũng chứa chất xơ, giúp giảm tốc độ hấp thụ đường và hỗ trợ quá trình tiêu hóa, tạo cảm giác no, giúp ngăn ngừa việc ăn quá nhiều và kiểm soát cân nặng, một yếu tố quan trọng trong quản lý tiểu đường.

Ngoài ra, cherry còn là một nguồn giàu chất chống oxy hóa, đặc biệt là anthocyanin và quercetin, giúp bảo vệ tế bào khỏi sự tổn thương do stress oxy hóa, có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng tiểu đường và các vấn đề sức khỏe khác.

Nghiên còn cho thấy các hợp chất chống viêm tự nhiên có trong cherry như anthocyanin và quercetin, có thể giúp giảm viêm và cải thiện sức khỏe tổng thể cho người bệnh tiểu đường.

15. Chùm ruột núi

Người tiểu đường nên ăn trái cây gì? Chùm ruột núi (hay còn gọi là me rừng) với chỉ số GI là 40 giúp nó trở thành loại trái cây tốt cho người bệnh tiểu đường,  giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Người tiểu đường nên ăn trái cây gì - chùm ruột núi

Chùm ruột núi tốt cho người tiểu đường

Ngoài ra, chùm ruột núi còn chứa các chất chống oxy hóa mạnh như vitamin C và polyphenol, giúp củng cố hệ thống miễn dịch và ngăn chặn tác nhân gây bệnh.

Người tiểu đường không nên ăn trái cây gì?

Người bệnh tiểu đường nên hạn chế tiêu thụ một số loại trái cây sau đây, hoặc ăn chúng trong số lượng nhỏ và kết hợp với chế độ ăn cân bằng:

  • Trái cây có nhiều đường: Những loại trái cây có nhiều đường tự nhiên, chẳng hạn như sầu riêng, mít, vải,...có thể tăng đường huyết một cách nhanh chóng. Người bệnh tiểu đường nên giới hạn tiêu thụ và theo dõi mức đường huyết sau khi ăn.
  • Trái cây có chỉ số glycemic (GI) cao: Các loại trái cây có GI cao có thể gây tăng đường huyết nhanh, chẳng hạn như đu đủ, bưởi,  dưa hấu,.... Người bệnh tiểu đường nên hạn chế tiêu thụ những loại trái cây này.
  • Nước trái cây có nhiều đường: Nước ép trái cây hoặc nước trái cây đóng hộp thường chứa lượng đường cao mà không cung cấp đủ lượng chất xơ như khi ăn trái cây nguyên chất, có thể làm tăng đường huyết nhanh chóng.
  • Trái cây sấy: Trái cây sấy thường có nồng độ đường cao hơn và ít chất xơ hơn so với trái cây tươi. Do đó, người bệnh tiểu đường nên cân nhắc khi tiêu thụ trái cây sấy và ăn với số lượng hợp lý.

Người tiểu đường không nên ăn trái cây gì?

Người tiểu đường không nên ăn trái cây sấy chứa nhiều đường

Mặc dù có một số loại trái cây nên được hạn chế trong chế độ ăn uống của người bệnh tiểu đường nhưng điều này không có nghĩa là người bệnh tiểu đường phải loại bỏ chúng hoàn toàn khỏi chế độ ăn uống hàng ngày. Người tiểu đường có thể tham khảo tư vấn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để tìm ra chế độ ăn uống phù hợp với tình trạng bệnh lý và sức khỏe, đồng thời chú ý theo dõi mức đường huyết một cách cẩn thận sau khi tiêu thụ trái cây, đảm bảo mức đường huyết khỏe mạnh.

Lưu ý khi lựa chọn trái cây cho người tiểu đường

Chọn trái cây có chỉ số glycemic (GI) thấp: Chỉ số glycemic đo mức độ tăng đường huyết sau khi ăn một loại thực phẩm. Người tiểu đường nên ưu tiên chọn những loại trái cây có GI thấp, như quả kiwi, quả dứa, quả anh đào, quả lựu, quả táo, hạn chế nguy cơ gia tăng đường huyết sau khi ăn.

  • Tránh trái cây có hàm lượng đường cao: Một số trái cây có hàm lượng đường tự nhiên cao, như sầu riêng, mít vải,... có thể tăng đường huyết sau ăn.
  • Ăn trái cây tươi thay vì nước ép: Trái cây tươi chứa hàm lượng chất xơ cao hơn và ít đường hơn so với nước ép trái cây. Khi ăn trái cây tươi, cơ thể tiêu hóa chậm hơn và đường huyết tăng chậm hơn.
  • Chia nhỏ lượng trái cây trong ngày: Thay vì ăn một lượng lớn trái cây trong một bữa, hãy phân chia chúng thành các phần nhỏ và ăn trong ngày. Điều này giúp kiểm soát mức đường huyết và hạn chế tăng đường huyết đột ngột.
  • Kết hợp trái cây với nguồn protein và chất béo: Khi ăn trái cây, kết hợp chúng với nguồn protein (như hạt, đậu, sữa chua không đường) và chất béo (như hạt chia, dầu dừa) có thể giúp giảm tốc độ hấp thụ đường và duy trì mức ổn định đường huyết.
  • Theo dõi mức đường huyết: Theo dõi mức đường huyết của bạn sau khi ăn trái cây. Mỗi người có thể phản ứng khác nhau với các loại trái cây. Nếu bạn thấy đường huyết của mình tăng đột ngột sau khi ăn một loại trái cây, cân nhắc việc hạn chế hoặc loại bỏ nó khỏi chế độ ăn của bạn.

Đến đây chắc hẳn các bạn đã có lời đáp cho câu hỏi người tiểu đường nên ăn trái cây gì và không nên ăn trái cây gì rồi phải không nào? Mong rằng với những chia sẻ trong bài viết của Emdep.vn, các bạn đã có thêm những thông tin hữu ích về chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh cho người bệnh tiểu đường, bao gồm những loại hoa quả nên ăn và không nên ăn. Từ đó hạn chế nguy cơ gia tăng đường huyết đột ngột, duy trì mức đường huyết khỏe mạnh, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường.

Minh LT (Tổng hợp)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Top 4 sản phẩm sữa tắm trắng da dưới 500.000 giúp da trắng bật tone sau 30 ngày sử dụng