Nên uống nước vối vào lúc nào tốt nhất? Lưu ý khi uống nước vối
Từ lâu, nước vối đã trở thành thức uống dân dã, quen thuộc với nhiều người Việt, đặc biệt là người lớn tuổi. Không chỉ giúp giải khát, nước vối còn mang đến nhiều tác dụng như thanh nhiệt, tiêu thực,... Tuy nhiên, nếu không sử dụng đúng cách, nước vối cũng có thể trở thành tác nhân gây hại cho sức khỏe của bạn. Vậy nên uống nước vối vào lúc nào tốt nhất? Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Emdep.vn dành chút thời gian tìm hiểu thời điểm uống nước vối và một số lưu ý khi uống nước vối đảm bảo hiệu quả và an toàn, bạn nhé!
Uống nước vối có tác dụng gì?
Trước khi đi tìm lời đáp cho câu hỏi “Nên uống nước vối vào lúc nào?”, chúng ta cùng tìm hiểu qua những tác dụng của nước vối nhé!
Uống nước vối mang đến nhiều lợi ích nổi bật cho sức khỏe, bao gồm:
- Hỗ trợ tiêu hóa: Lá vối chứa các hoạt chất kích thích dạ dày tiết nhiều dịch tiêu hóa, ngăn ngừa đầy bụng và khó tiêu. Uống nước lá vối có thể giúp cải thiện sự thèm ăn và hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả.
- Hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường: Nụ vối chứa hợp chất flavonoid, có khả năng ổn định đường huyết và giảm mỡ máu. Sử dụng nước lá vối đúng cách có thể giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường.
- Trị bệnh lở ngứa, chốc đầu: Lá vối có tính kháng viêm và kháng khuẩn cao, giúp sát khuẩn hiệu quả. Điều này giúp lá vối trở thành một phương thuốc tự nhiên để trị các bệnh ngoài da như lở ngứa, chốc đầu.
- Hỗ trợ điều trị bệnh gout: Lá vối giúp tiêu hóa thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, giảm béo, lợi tiểu và thải độc. Đặc biệt, nó tăng khả năng đào thải acid uric, giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh gout.
- Làm giảm mỡ máu: Lá vối chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết, đặc biệt là beta-sitosterol, một chất có tác dụng điều hòa quá trình chuyển hóa cholesterol và giảm mỡ máu.
- Chữa đau bụng, viêm đại tràng mãn tính: Chất tanin trong lá vối có chức năng bảo vệ niêm mạc ruột, giúp đại tràng khỏe mạnh hơn. Tinh dầu trong lá vối cũng có tính kháng khuẩn, giúp giảm các triệu chứng đau bụng và đi ngoài phân sống.
Uống nước vối hỗ trợ tiêu hóa, giảm mỡ máu
Tác hại khi uống nước vối sai cách
Cùng với những tác dụng tốt cho sức khỏe, uống nước vối cũng có thể tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe nếu sử dụng sai cách.
Tác hại khi uống nước vối sai cách bao gồm:
- Gây tiêu chảy và đi ngoài phân sống: Uống quá nhiều nước vối, đặc biệt ngay sau bữa ăn, có thể làm tăng nhu động ruột, dẫn đến tình trạng thức ăn chưa được hấp thu hết đã bị đẩy xuống ruột già và thải trừ ra ngoài. Điều này có thể dẫn đến tiêu chảy và đi ngoài phân sống.
- Tiêu diệt vi khuẩn có lợi: Do tính kháng khuẩn cao, nước vối có thể ức chế cả vi khuẩn có lợi trong ruột nếu uống quá nhiều, làm giảm sức đề kháng và tăng nguy cơ mắc các bệnh khác.
- Gây cồn cào, mệt mỏi: Uống nước vối khi đói có thể làm tăng co bóp dạ dày và nhu động ruột, gây ra cảm giác đói cồn cào, mệt mỏi và xây xẩm mặt mày do cơ thể thiếu năng lượng.
Nên uống nước vối vào lúc nào?
Vấn đề được nhiều người quan tâm hiện nay nên uống nước vối vào lúc nào để có thể tận dụng tối đa tác dụng và hạn chế những tác hại khi uống nước vối sai cách.
Theo các chuyên gia, thời điểm tốt nhất để uống nước vối là sau bữa ăn khoảng 30 phút, giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm đầy bụng và khó tiêu. Các hoạt chất trong lá vối sẽ kích thích dạ dày tiết dịch tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Đồng thời, tránh uống nước vối khi đói, do nước vối thúc đẩy tiêu hóa, chống đầy bụng và làm tăng cảm giác thèm ăn, dẫn đến nhu động ruột hoạt động nhiều hơn, gây mệt mỏi, sa sầm mặt mày và mất năng lượng.
Như vậy, với câu hỏi “Nên uống nước vối vào lúc nào?” thì câu trả lời là: Nên uống nước vối sau bữa ăn khoảng 30 phút.
Nên uống nước vối sau bữa ăn khoảng 30 phút để có hiệu quả tốt nhất
Lưu ý khi uống nước vối
Biết được nên uống nước vối vào lúc nào, bạn cũng đừng quên một số lưu ý khi uống nước vối dưới đây để đảm bảo hiệu quả và an toàn:
- Mỗi ngày chỉ nên uống một ấm trà hoặc một ly nước vối. Không nên lạm dụng và dùng thay nước lọc vì điều này có thể ảnh hưởng đến hệ bài tiết của cơ thể.
- Tránh uống nước vối khi bụng đói vì nó có thể kích thích hệ tiêu hóa, làm tăng nhu động ruột, gây cảm giác cồn cào, mệt mỏi và mất năng lượng.
- Uống nước vối ngay sau bữa ăn có thể làm giảm việc hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thức ăn và từ chính nước lá vối. Nên uống sau bữa ăn khoảng 30 phút để tối ưu hóa hiệu quả.
- Phụ nữ mang thai hoặc người đang điều trị bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nước vối để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
- Nên dùng lá vối khô thay vì lá vối tươi, vì lá khô thường có hàm lượng dưỡng chất và tác dụng ổn định hơn.
- Trẻ em không nên uống nước vối do hệ tiêu hóa và cơ địa của trẻ chưa phù hợp với các hoạt chất có trong nước lá vối.
- Sử dụng nước vối kết hợp với một chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để tăng hiệu quả cải thiện sức khỏe.
- Mỗi người có cơ địa khác nhau, do đó, hãy theo dõi phản ứng của cơ thể khi uống nước vối. Nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào, hãy ngưng sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ.
Trên đây là những thông tin về việc sử dụng nước vối mà Emdep.vn đã tổng hợp và chia sẻ. Mong rằng với những chia sẻ đến từ Emdep.vn, các bạn đã tìm được lời đáp cho câu hỏi “Nên uống nước vối vào lúc nào?” đồng thời có thêm những thông tin hữu ích khi uống nước vối giúp tận dụng tối đa lợi ích sức khỏe từ nước vối và tránh những ảnh hưởng không mong muốn do uống nước vối sai cách.
Minh LT (Tổng hợp)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất