Lợi ích của sữa ong chúa và một số tương tác với thuốc cần thận trọng

Thiên Khuê 2024-05-26 15:22
- Lợi ích của sữa ong chúa là gì? Cùng Emdep khám phá những giá trị sức khỏe và cách dùng sữa ong chúa an toàn nhé.

Lợi ích sức khỏe của sữa ong chúa

Sữa ong chúa còn gọi là sữa ong mật hay thạch ong chúa. Đây là chất màu trắng hơi vàng do ong mật tiết ra, tác dụng của nó là để nuôi dưỡng ấu trùng và ong chúa đang phát triển. Con người có thể dùng sữa ong chúa trong ẩm thực hoặc làm kem bôi.

Lợi ích của sữa ong chúa cũng khá đa dạng. Tùy vào thể trạng mỗi người mà bạn có thể sử dụng nó để bổ sung dinh dưỡng hoặc hỗ trợ trong một số trường hợp điều trị, nhất là vấn đề về da.

Lợi ích của sữa ong chúa và một số tương tác với thuốc cần thận trọng

Ổn định đường huyết

Nghiên cứu cho thấy, người bị tiểu đường tuýp II có thể dùng sữa ong chúa để kiểm soát lượng đường trong máu. Tuy nhiên, người bệnh không nên tự ý sử dụng để tránh tác dụng phụ không mong muốn vì sữa ong chúa có thể tương tác với thuốc điều trị.

Giảm cholesterol có hại

Tiêu thụ sữa ong chúa hợp lý còn giúp bạn tăng cường cholesterol tốt (HDL) và giảm cholesterol xấu (LDL). Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về cách dùng sữa ong chúa trong ăn uống hoặc từ viên uống, đem lại hiệu quả ngăn ngừa bệnh mãn tính một cách tự nhiên.

Cải thiện triệu chứng tiền mãn kinh

Phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh thường gặp phải những thay đổi về cơ thể lẫn tinh thần. Nghiên cứu cho thấy dùng sữa ong chúa hỗ trợ có thể giảm các vấn đề như táo bón, đầy hơi, đau đầu, căng thẳng…

Lợi ích của sữa ong chúa và một số tương tác với thuốc cần thận trọng

Điều trị một số vấn đề về da

Sữa ong chúa có chứa thành phần estrogen và một số chất chống oxy hóa. Vì vậy, lợi ích của sữa ong chúa còn thể hiện ở chỗ dùng làm kem bôi, hỗ trợ điều trị các vấn đề về da như bong tróc, lở miệng, khô da, sạm nám do lão hóa…

Tác dụng phụ của sữa ong chúa và cách dùng an toàn

Sữa ong chúa có thể tiêu thụ ở dạng tươi hoặc qua đường uống dưới dạng viên nang hoặc gel mềm. Ngoài ra, sữa ong chúa cũng là thành phần được thêm vào một số mỹ phẩm như kem dưỡng ẩm, thực phẩm bổ sung.

Liều lượng sử dụng không có tiêu chuẩn cụ thể, vì vậy bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ có chuyên môn để đạt hiệu quả tốt và tránh những rủi ro tiềm ẩn. Đặc biệt, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú cần có chỉ định của bác sĩ sản khoa mới sử dụng.

Người dị ứng với mật ong nên tránh dùng sữa ong chúa vì cũng có thể gây dị ứng. Một số người mắc chứng miễn dịch quá mức như hen suyễn, bệnh chàm cũng nên thận trọng trước khi tiếp xúc với sữa ong chúa.

Sữa ong chúa có thể tương tác với một số loại thuốc, điển hình như thuốc làm loãng máu, thuốc điều trị vấn đề hormone, thuốc trị tiểu đường… Ngoài ra, dù khỏe mạnh bình thường nhưng dùng quá nhiều cũng gây đau bụng, ho, phát ban, sưng họng, tức ngực… 

Lợi ích của sữa ong chúa và một số tương tác với thuốc cần thận trọng

Có thể thấy, mặc dù sữa ong chúa đem lại lợi ích nhất định nhưng cần thận trọng khi sử dụng. Bất luận là dùng trong ăn uống hay viên uống hoặc kem bôi, tốt nhất bạn vẫn nên hỏi bác sĩ để biết thể chất của mình có bị dị ứng hay không.

Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm thông tin về lợi ích của sữa ong chúa, từ dó tiêu thụ và sử dụng nó một cách an toàn và hiệu quả nhất.

Thiên Khuê (Theo Health)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Đoán độ tuổi đẹp nhất trong cuộc đời của 12 con giáp